Gan là cơ quan có chức năng đào thải độc tố của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc, gan rất dễ có bệnh. Đôi khi gan có bệnh không chỉ do bạn hút thuốc hay uống rượu, mà còn do nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt.
Lão Vương (47 tuổi, Trung Quốc) là nhân viên bảo vệ sảnh của một khách sạn trước khi qua đời. Cách đây hơn nửa năm, ông thấy vùng bụng bên phải của mình luôn đau nhức, da sần sùi, toàn thân gầy rộc đi. Cho rằng đó chỉ là vấn đề về dạ dày nên ông cũng không xem trọng, chỉ chú ý việc ăn uống hơn.
Kết quả là chỉ sau đó mấy ngày, cơn đau ở bụng bên phải của lão Vương trở nên dữ dội hơn trước gấp mấy lần, đau không chịu nổi. Khi nhìn thấy điều này, đồng nghiệp đã vội vàng đưa ông đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ thông báo lão Vương bị ung thư gan giai đoạn cuối. Tất cả mọi người nhất thời sửng sốt: "Cả đời chưa từng hút thuốc, cũng không uống rượu thì làm sao có thể bị ung thư gan?".
Tìm hiểu về thói quen sinh hoạt hàng ngày của lão Vương, bác sĩ cho rằng chính đặc thù nghề nghiệp của ông đã gây ra căn bệnh ung thư gan. Theo đó, dù không có thói quen xấu nhưng vì lý do công việc là một nhân viên bảo vệ nên ông thường xuyên phải đi làm ca đêm, công việc và nghỉ ngơi thường xuyên bị đảo lộn. Điều này tạo ra gánh nặng cho gan và dẫn đến ung thư gan.
Thời điểm tối ưu để phẫu thuật và điều trị bệnh của lão Vương đã bị bỏ lỡ. 6 tháng sau, lão Vương qua đời.
"2 đau, 2 ngứa" cảnh báo bệnh ở gan
+ Đau bụng: Gan bình thường hay được gọi là ‘cơ quan câm’ do nó không bị đau. Nhưng một khi bị đau ở vùng gan thì chắc chắn gan đã gặp vấn đề. Do đó, nếu đau ở phần bụng trên bên phải thì hãy đi khám ngay.
+ Đau vai: Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế khi tế bào ung thư hình thành và phát triển không ngừng sẽ chèn ép tới dây thần kinh. Khối u àng to thì cơn đau mỏi vai gáy càng nhiều.
+ Ngứa da: Vì gan bị tổn thương nên quá trình chuyển hóa bilirubin trong cơ thể trở nên bất thường, không thể đào thải ra bên ngoài. Lượng chất này dư thừa sẽ đọng lại bên dưới da và hình thành muối mật, kích thích thần kinh và gây ngứa da.
+ Ngứa mắt: Gan bị tổn thương, máu trong gan không đủ sẽ gây ra hiện tượng ngứa mắt và sợ ánh sáng mạnh.
Ngoài ra, Theo Ths. DS Nguyễn Thị Vũ Thành (Chuyên gia y tế công cộng tại Quỹ toàn cầu) cho biết ngoài rượu và thuốc lá thì thói quen xấu chính là con đường ngắn nhất đưa các chất độc đến xâm nhập và làm gan bị tổn thương, tăng khả năng gây ung thư. Cụ thể:
+ Ăn cá sống: Trong cá sống thường dễ chứa sán lá gan với chất Opisthorchis viverrini. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây đột biến tế bào, kích thích khối u phát triển nhanh chóng.
+ Ăn thức ăn để lâu: Theo Ths. Thành, thức ăn để lâu kể cả được bảo quản trong tủ lạnh cũng rất dễ bị mốc nhưng khó nhìn thấy bằng mắt thường. Khi bị mốc, chúng sẽ sản sinh ra aflatoxin. Đây là chất đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư gan.
+ Dùng giấy vệ sinh kém chất lượng: Những loại giấy vệ sinh kém chất lượng thường được tái chế nhiều lần dễ chứa vi khuẩn E.Coli, virus viêm gan B, huỳnh quanh, bột talc để làm trắng. Đây đều là những thứ làm tăng khả năng mắc ung thư.
+ Hay stress cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư.
+ Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa và giải độc. Cuối cùng sẽ làm suy giảm chức năng gan.
Lời khuyên để có một lá gan khỏe mạnh
Luôn thiết lập và duy trì lối sống khoa học:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối: nhiều rau quả, chất xơ và vitamin; vừa đủ lượng tinh bột, chất đạm và chất béo. Kiểm soát cân nặng phù hợp. Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, chiên nướng.
- Tập thể dục, thể thao để tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như nâng cao thể trạng.
- Uống đủ nước (khoảng 2 đến 2,5L/ngày) để quá trình giải độc, thải độc của gan diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đặc biệt sau khi dùng rượu, bia phải tăng cường cung cấp nước cho cơ thể.
- Đi ngủ đúng giờ: ngủ sớm và đảm bảo đủ giấc để gan cũng như toàn bộ cơ thể có thời gian hồi phục tốt nhất.