Thịt tái sống. Thịt tái sống là thể chứa mầm bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng người dùng. Cụ thể, thịt tái sống có chứa chủng loại vi khuẩn E.coli O157:H7. Một ổ dịch liên quan đến thịt bò nhiễm E.coli đã gây bệnh cho 12 người từ 4 quốc gia khác nhau trong năm 2014, là minh chứng cụ thể cho sự nguy hiểm của loại thực phẩm này.Rau mầm. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 - 5 lần rau thường tuy nhiên, nó là loại thực phẩm dễ gây ngộ độc. Từng xảy ra những vụ ngộ độc khi ăn rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau. Nguyên nhân là bởi hạt giống rau mầm cần điều kiện ấm và ẩm để phát triển, đây cũng là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn Salmonella, Listeria, và E. coli phát triển và gây ngộ độc khi ăn.Sốt trộn salad. Sốt trộn salad bán sẵn có thể được pha trộn với hóa chất và chất bảo quản thực phẩm, tăng nguy cơ gây ngộ độc.Rau lá màu xanh đậm. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có đến 262 dịch bệnh liên quan đến 8.836 ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến xà lách, rau diếp, rau đắng, rau bina, cải bắp, cải xoăn...trong thời gian từ 1998 đến 2008. Nguyên nhân là bởi các loại rau này được tưới bằng phân, nước bẩn hoặc lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến gây ngộ độc.Hàu. Những chuyến đi biển mùa hè, bạn không thể bỏ qua loại thực phẩm ngon lành này. Tuy nhiên, hàu sống có thể chứa vi khuẩn parahaemolyticus Vibrio và Vibrio vulnificus, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng ở những người khỏe mạnh. Đối với những người bị bệnh gan, tiểu đường, ung thư, rối loạn dạ dày hoặc bất kỳ điều kiện khác liên quan đến hệ miễn dịch, Vibrio vulnificus có thể xâm nhập vào máu, đe dọa tính mạng.Kem tự làm. Nghe có vẻ hấp dẫn và an toàn khi tự làm kem tại nhà, nhưng bạn không biết rằng kem tự làm tại nhà với trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella, chuyên gia dinh dưỡng Leigh Tracy của Trung tâm y tế Nội tiết Mercy, Baltimore khuyến cáo.Dưa. Dưa vàng và dưa hấu có liên quan đến dịch Listeria từng khiến 140 người bị ngộ độc, trong đó có 30 người tử vong ở Colorado, Bắc Carolina, Mỹ. Không giống như các loại vi khuẩn khác, Listeria có thể phát triển kể cả trong môi trường lạnh. Để phòng chống loại vi khuẩn này, tốt nhất bạn nên rửa sạch vỏ dưa trước khi cắt để tiệt trùng.Gà. Thịt gà thường bị nhiễm Salmonella. Một phân tích hồi năm 2014 của Consumer Reports cho thấy rằng, 94% thị gà bị ô nhiễm với các vi khuẩn có hại. Do vậy, bạn nên sử dụng một nhiệt kế thực phẩm khi nấu ăn để đảm bảo bạn đã nấu chín kỹ để diệt vi khuẩn.Cà chua. Ăn cà chua sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella, từng gây ngộ độc ở 190 người trên khắp 21 tiểu bang hồi năm 2006. Salmonella được tìm thấy trong phân của động vật hoặc trong một số môi trường sống bao gồm cả mương thoát nước. Do đó, hãy rửa cà chua thật kỹ dưới vòi nước chảy, loại bỏ các quả thâm hỏng để phòng bệnh.Đồ ăn thừa. Trời nắng nóng thức ăn thừa dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu người dùng không biết chế biến bảo quản đúng cách rất dễ gây ngộ độc. Nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Nếu đồ ăn đã bốc mùi, bạn nên vứt bỏ chứ không nên cố ăn.
Thịt tái sống. Thịt tái sống là thể chứa mầm bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng người dùng. Cụ thể, thịt tái sống có chứa chủng loại vi khuẩn E.coli O157:H7. Một ổ dịch liên quan đến thịt bò nhiễm E.coli đã gây bệnh cho 12 người từ 4 quốc gia khác nhau trong năm 2014, là minh chứng cụ thể cho sự nguy hiểm của loại thực phẩm này.
Rau mầm. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 - 5 lần rau thường tuy nhiên, nó là loại thực phẩm dễ gây ngộ độc. Từng xảy ra những vụ ngộ độc khi ăn rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau. Nguyên nhân là bởi hạt giống rau mầm cần điều kiện ấm và ẩm để phát triển, đây cũng là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn Salmonella, Listeria, và E. coli phát triển và gây ngộ độc khi ăn.
Sốt trộn salad. Sốt trộn salad bán sẵn có thể được pha trộn với hóa chất và chất bảo quản thực phẩm, tăng nguy cơ gây ngộ độc.
Rau lá màu xanh đậm. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có đến 262 dịch bệnh liên quan đến 8.836 ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến xà lách, rau diếp, rau đắng, rau bina, cải bắp, cải xoăn...trong thời gian từ 1998 đến 2008. Nguyên nhân là bởi các loại rau này được tưới bằng phân, nước bẩn hoặc lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến gây ngộ độc.
Hàu. Những chuyến đi biển mùa hè, bạn không thể bỏ qua loại thực phẩm ngon lành này. Tuy nhiên, hàu sống có thể chứa vi khuẩn parahaemolyticus Vibrio và Vibrio vulnificus, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng ở những người khỏe mạnh. Đối với những người bị bệnh gan, tiểu đường, ung thư, rối loạn dạ dày hoặc bất kỳ điều kiện khác liên quan đến hệ miễn dịch, Vibrio vulnificus có thể xâm nhập vào máu, đe dọa tính mạng.
Kem tự làm. Nghe có vẻ hấp dẫn và an toàn khi tự làm kem tại nhà, nhưng bạn không biết rằng kem tự làm tại nhà với trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella, chuyên gia dinh dưỡng Leigh Tracy của Trung tâm y tế Nội tiết Mercy, Baltimore khuyến cáo.
Dưa. Dưa vàng và dưa hấu có liên quan đến dịch Listeria từng khiến 140 người bị ngộ độc, trong đó có 30 người tử vong ở Colorado, Bắc Carolina, Mỹ. Không giống như các loại vi khuẩn khác, Listeria có thể phát triển kể cả trong môi trường lạnh. Để phòng chống loại vi khuẩn này, tốt nhất bạn nên rửa sạch vỏ dưa trước khi cắt để tiệt trùng.
Gà. Thịt gà thường bị nhiễm Salmonella. Một phân tích hồi năm 2014 của Consumer Reports cho thấy rằng, 94% thị gà bị ô nhiễm với các vi khuẩn có hại. Do vậy, bạn nên sử dụng một nhiệt kế thực phẩm khi nấu ăn để đảm bảo bạn đã nấu chín kỹ để diệt vi khuẩn.
Cà chua. Ăn cà chua sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella, từng gây ngộ độc ở 190 người trên khắp 21 tiểu bang hồi năm 2006. Salmonella được tìm thấy trong phân của động vật hoặc trong một số môi trường sống bao gồm cả mương thoát nước. Do đó, hãy rửa cà chua thật kỹ dưới vòi nước chảy, loại bỏ các quả thâm hỏng để phòng bệnh.
Đồ ăn thừa. Trời nắng nóng thức ăn thừa dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu người dùng không biết chế biến bảo quản đúng cách rất dễ gây ngộ độc. Nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Nếu đồ ăn đã bốc mùi, bạn nên vứt bỏ chứ không nên cố ăn.