Luộc trứng: Trứng sống là một trong những thứ tuyệt đối không cho vào lò vi sóng. Nếu bạn cố gắng luộc trứng trong lò vi sóng, bạn có thể nhận lấy một mớ hỗn độn lớn. Nhiệt nhanh từ lò vi sóng tạo ra rất nhiều hơi nước trong trứng, không nơi nào thoát ra được khiến nó phát nổ. Trứng nổ rất khó để làm sạch.Rã đông thịt đông lạnh trong lò vi sóng: Việc rã đông thịt này có thể dẫn đến sự phân phối nhiệt không đều, có thể cho phép vi khuẩn phát triển. Các cách an toàn nhất để làm tan thịt là rã đông qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.Sữa mẹ: Việc dùng lò vi sóng hâm sữa mẹ có thể phá hủy một số protein tăng cường miễn dịch, đặc biệt là năng lượng cao. Tốt nhất bạn nên đặt bình sữa mẹ vào cốc nước ấm ngâm để đến nhiệt độ phòng.Hộp giấy đựng đồ ăn nhanh: Không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò. Tuyệt đối không bọc thức ăn trong giấy bạc rồi cho vào lò, vì giấy bạc cũng có thành phần kim loại và có thể phát hỏa.Các loại hộp nhựa đựng thức ăn khi hâm trong lò vi sóng có thể bị chảy và tiết ra chất độc hại vào thức ăn. Khi mua hộp đựng thức ăn, bạn nên kiểm tra kĩ nhãn hiệu để đảm bảo là nó an toàn khi dùng trong lò vi sóng.Hộp xốp có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào thức ăn khi đun nóng. Thay vào đó hãy để thức ăn thừa vào đĩa thủy tinh phủ khăn giấy.Cốc du lịch: Trừ khi trên chai, trên cốc có ghi rõ có thể sử dụng trong lò vi sóng, nếu không bạn không nên cho chúng vào lò. Thép không gỉ có thể ngăn cản nhiệt độ làm nóng những gì trong cốc và làm hỏng lò vi sóng. Trong khi đó, chai nước thường làm bằng nhựa và vật liệu này sẽ chảy.Không bỏ gì: Nếu không bỏ gì vào lò vi sóng mà bật nút công tắc thì cái lò có thể sẽ nổ tung đấy! Nguyên nhân là vì không có thức ăn để hấp thụ các sóng vi ba trong lò, dẫn đến các magnetron hấp thụ các vi sóng và cuối cùng là làm lò phát nổ.Chén nước: Khi đun sôi các chất lỏng, đặc biệt là nước bằng lò vi sóng rất hay xảy ra tình trạng sôi sau. Đây là trạng thái khi đun sôi quá độ, nước bắn ra ngoài khi người dùng lấy cốc chất lỏng ra từ lò.Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không. Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Luộc trứng: Trứng sống là một trong những thứ tuyệt đối không cho vào lò vi sóng. Nếu bạn cố gắng luộc trứng trong lò vi sóng, bạn có thể nhận lấy một mớ hỗn độn lớn. Nhiệt nhanh từ lò vi sóng tạo ra rất nhiều hơi nước trong trứng, không nơi nào thoát ra được khiến nó phát nổ. Trứng nổ rất khó để làm sạch.
Rã đông thịt đông lạnh trong lò vi sóng: Việc rã đông thịt này có thể dẫn đến sự phân phối nhiệt không đều, có thể cho phép vi khuẩn phát triển. Các cách an toàn nhất để làm tan thịt là rã đông qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
Sữa mẹ: Việc dùng lò vi sóng hâm sữa mẹ có thể phá hủy một số protein tăng cường miễn dịch, đặc biệt là năng lượng cao. Tốt nhất bạn nên đặt bình sữa mẹ vào cốc nước ấm ngâm để đến nhiệt độ phòng.
Hộp giấy đựng đồ ăn nhanh: Không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò. Tuyệt đối không bọc thức ăn trong giấy bạc rồi cho vào lò, vì giấy bạc cũng có thành phần kim loại và có thể phát hỏa.
Các loại hộp nhựa đựng thức ăn khi hâm trong lò vi sóng có thể bị chảy và tiết ra chất độc hại vào thức ăn. Khi mua hộp đựng thức ăn, bạn nên kiểm tra kĩ nhãn hiệu để đảm bảo là nó an toàn khi dùng trong lò vi sóng.
Hộp xốp có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào thức ăn khi đun nóng. Thay vào đó hãy để thức ăn thừa vào đĩa thủy tinh phủ khăn giấy.
Cốc du lịch: Trừ khi trên chai, trên cốc có ghi rõ có thể sử dụng trong lò vi sóng, nếu không bạn không nên cho chúng vào lò. Thép không gỉ có thể ngăn cản nhiệt độ làm nóng những gì trong cốc và làm hỏng lò vi sóng. Trong khi đó, chai nước thường làm bằng nhựa và vật liệu này sẽ chảy.
Không bỏ gì: Nếu không bỏ gì vào lò vi sóng mà bật nút công tắc thì cái lò có thể sẽ nổ tung đấy! Nguyên nhân là vì không có thức ăn để hấp thụ các sóng vi ba trong lò, dẫn đến các magnetron hấp thụ các vi sóng và cuối cùng là làm lò phát nổ.
Chén nước: Khi đun sôi các chất lỏng, đặc biệt là nước bằng lò vi sóng rất hay xảy ra tình trạng sôi sau. Đây là trạng thái khi đun sôi quá độ, nước bắn ra ngoài khi người dùng lấy cốc chất lỏng ra từ lò.
Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.