1. Quả mọng: Rửa và trữ đông. Các loại quả mọng như dâu tây được sử dụng trong rất nhiều món ăn, nhưng chúng thường không để được lâu. Tuy nhiên, dâu đông lạnh có thể để được đến 1 năm mà vẫn ngon. Để tốt nhất, chúng ta cần rửa dâu thật kĩ, bỏ chúng vào túi sạch trước khi đem cấp đông.
2. Rau củ: Đem muối. Trữ đông không phải là cách duy nhất để bảo quản thực phẩm như rau củ. Tất cả các loại rau củ đem đi muối, hay còn gọi là dưa chua, có thời gian lưu trữ khoảng 2 năm. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng loại mà có thời gian lưu trữ khác nhau, ví dụ như cà chua ngâm có thể kéo dài chỉ 1 tháng. Rau củ chỉ cần ngâm trong hỗn hợp giấm, nước, muối và đôi khi có thể thêm đường.
3. Cà rốt: Cắt nhỏ và sấy khô. Cắt cà rốt thành từng miếng nhỏ và sấy, chúng có thể trữ được đến tận 25 năm.
4. Táo có thể để được đến 20 năm nếu được sấy khô. Cắt táo thành từng lát mỏng và sấy khô bằng lò. Bảo quản trong túi nhựa kín, lọ thủy tinh.
5. Các loại hạt: Đựng trong túi và trữ đông. Rất nhiều loại hạt là nguồn cung cấp các chất protein, chất béo tốt cho sức khỏe. Chúng có hạn sử dụng khá dài. Tuy nhiên việc bảo quản hạt đúng cách cũng rất quan trọng. Khi được trữ đông trong tủ lạnh, các loại hạt có thể được sử dụng trong 2 năm.
6. Đậu: Đóng hộp. Đậu được chế biến trong rất nhiều món: bữa chính, món ăn kèm hoặc làm topping. Đậu đóng hộp có hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm. Cách làm: Hầm đậu trong 2 phút, nhấc ra khỏi bếp, sau đó để đậu trong nồi trong 1 tiếng và đổ phần nước đi. Tiếp đó, cho thêm nước sạch vào nồi, hầm đậu trong 30 phút nữa, thêm muối và bỏ đậu thành phẩm vào một cái lọ thủy tinh.
7. Siro lá phong: Trữ đông. Nếu để siro trong tủ đá, nó có thể được bảo quản bao lâu tùy thích. Vậy là chúng ta có thể thưởng thức pancakes "đúng vị" với chút siro lá phong bất cứ khi nào ta muốn.
8. Cá: Mua cá hộp. Nếu cá có chất lượng tốt, chẳng hạn như cá ngừ hộp, có hạn sử dụng lâu, có loại còn để được đến 3 năm. Sau khi mở hộp, cá có thể để được vài ngày ở ngăn mát và vài tháng trong ngăn đá.
9. Mật ong: Bảo quản mật ong tránh ánh sáng mặt trời. Mật ong có thể thay thế đường hoặc được sử dụng như một phương pháp tăng cường sức khỏe, chữa đau họng. Giữ mật ong ở nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, chúng sẽ trữ được rất lâu.
10. Giấm: Bảo quản trong chai kín. Bảo quản giấm trong lọ kín, tránh xa nhiệt và ánh sáng, sử dụng trong 2 năm sau khi mở nắp. Ảnh: BS.
Video "Bí quyết nấu nước dùng ngọt thơm từ thực phẩm". Nguồn: VTC.
1. Quả mọng: Rửa và trữ đông. Các loại quả mọng như dâu tây được sử dụng trong rất nhiều món ăn, nhưng chúng thường không để được lâu. Tuy nhiên, dâu đông lạnh có thể để được đến 1 năm mà vẫn ngon. Để tốt nhất, chúng ta cần rửa dâu thật kĩ, bỏ chúng vào túi sạch trước khi đem cấp đông.
2. Rau củ: Đem muối. Trữ đông không phải là cách duy nhất để bảo quản thực phẩm như rau củ. Tất cả các loại rau củ đem đi muối, hay còn gọi là dưa chua, có thời gian lưu trữ khoảng 2 năm. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng loại mà có thời gian lưu trữ khác nhau, ví dụ như cà chua ngâm có thể kéo dài chỉ 1 tháng. Rau củ chỉ cần ngâm trong hỗn hợp giấm, nước, muối và đôi khi có thể thêm đường.
3. Cà rốt: Cắt nhỏ và sấy khô. Cắt cà rốt thành từng miếng nhỏ và sấy, chúng có thể trữ được đến tận 25 năm.
4. Táo có thể để được đến 20 năm nếu được sấy khô. Cắt táo thành từng lát mỏng và sấy khô bằng lò. Bảo quản trong túi nhựa kín, lọ thủy tinh.
5. Các loại hạt: Đựng trong túi và trữ đông. Rất nhiều loại hạt là nguồn cung cấp các chất protein, chất béo tốt cho sức khỏe. Chúng có hạn sử dụng khá dài. Tuy nhiên việc bảo quản hạt đúng cách cũng rất quan trọng. Khi được trữ đông trong tủ lạnh, các loại hạt có thể được sử dụng trong 2 năm.
6. Đậu: Đóng hộp. Đậu được chế biến trong rất nhiều món: bữa chính, món ăn kèm hoặc làm topping. Đậu đóng hộp có hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm. Cách làm: Hầm đậu trong 2 phút, nhấc ra khỏi bếp, sau đó để đậu trong nồi trong 1 tiếng và đổ phần nước đi. Tiếp đó, cho thêm nước sạch vào nồi, hầm đậu trong 30 phút nữa, thêm muối và bỏ đậu thành phẩm vào một cái lọ thủy tinh.
7. Siro lá phong: Trữ đông. Nếu để siro trong tủ đá, nó có thể được bảo quản bao lâu tùy thích. Vậy là chúng ta có thể thưởng thức pancakes "đúng vị" với chút siro lá phong bất cứ khi nào ta muốn.
8. Cá: Mua cá hộp. Nếu cá có chất lượng tốt, chẳng hạn như cá ngừ hộp, có hạn sử dụng lâu, có loại còn để được đến 3 năm. Sau khi mở hộp, cá có thể để được vài ngày ở ngăn mát và vài tháng trong ngăn đá.
9. Mật ong: Bảo quản mật ong tránh ánh sáng mặt trời. Mật ong có thể thay thế đường hoặc được sử dụng như một phương pháp tăng cường sức khỏe, chữa đau họng. Giữ mật ong ở nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, chúng sẽ trữ được rất lâu.
10. Giấm: Bảo quản trong chai kín. Bảo quản giấm trong lọ kín, tránh xa nhiệt và ánh sáng, sử dụng trong 2 năm sau khi mở nắp. Ảnh: BS.
Video "Bí quyết nấu nước dùng ngọt thơm từ thực phẩm". Nguồn: VTC.