Nội chiến Syria 6 năm qua đã khiến dịch vụ chăm sóc y tế của nước này gần như sụp đổ. Tại phòng khám ung thư ở Bệnh viện Nhi Damascus, tình trạng thiếu thốn trầm trọng các loại thuốc đặc trị khiến nhiều bệnh nhi ung thư nằm chờ chết.Được biết, trước khi nội chiến xảy ra, Syria sản xuất 90% các loại thuốc men. Tuy nhiên, thuốc điều trị ung thư chủ yếu là được nhập khẩu.“Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu. Công ty Pharmex từng nhập khẩu nhiều loại thuốc cần thiết cho các bệnh viện của nhà nước. Tuy nhiên, điều này giờ không thể thực hiện, chủ yếu là do các lệnh trừng phạt kinh tế”, Giám đốc Bệnh viện nhi Damascus, Maher Haddad, nói.Các quan chức địa phương và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt (của phương Tây) khiến Syria không thể nhập khẩu thuốc điều trị ung thư.“Các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Syria đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nước này nhập khẩu thuốc ngoại, bao gồm thuốc điều trị ung thư”, Elizabeth Hoff, Đại diện WHO tại Syria, cho biết.Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu (EU) phủ nhận cáo buộc trên. “Những biện pháp đó không nhắm vào dân thường. Các lệnh trừng phạt của EU không nhắm vào lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Syria như thực phẩm và dược phẩm”, người phát ngôn của EU khẳng định.Được biết, sự sụp đổ của dịch vụ chăm sóc y tế ở Syria là một trong những nguyên nhân khiến tuổi thọ của người dân nước này giảm sút.Khoảng 200 trẻ nhỏ nhập viện ở Damascus mỗi tuần, trong đó có hơn 70% số bệnh nhân từ ngoại thành. Tình trạng quá tải khiến việc điều trị cho hàng chục bệnh nhi phải trì hoãn từ 15 đến 20 ngày, làm ảnh hưởng đến khả năng chữa trị.“Những bệnh nhi ung thư có thể tử vong trong thời gian chờ đến lượt điều trị”, Rima Salem đến từ tổ chức từ thiện Basma cho hay.Bé trai Fahd đang được điều trị ung thư tại Bệnh viện Nhi Damascus. Đứng cạnh giường bệnh là mẹ của Fahd, cô Um Fahd.Một y tá đang cho bé sơ sinh ăn tại Bệnh viện Nhi Damascus.Người bà bị ôm đứa cháu ung thư vào lòng khi ở tạm trong căn phòng do tổ chức Basma hỗ trợ. (Nguồn ảnh: Reuters)
Nội chiến Syria 6 năm qua đã khiến dịch vụ chăm sóc y tế của nước này gần như sụp đổ. Tại phòng khám ung thư ở Bệnh viện Nhi Damascus, tình trạng thiếu thốn trầm trọng các loại thuốc đặc trị khiến nhiều bệnh nhi ung thư nằm chờ chết.
Được biết, trước khi nội chiến xảy ra, Syria sản xuất 90% các loại thuốc men. Tuy nhiên, thuốc điều trị ung thư chủ yếu là được nhập khẩu.
“Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu. Công ty Pharmex từng nhập khẩu nhiều loại thuốc cần thiết cho các bệnh viện của nhà nước. Tuy nhiên, điều này giờ không thể thực hiện, chủ yếu là do các lệnh trừng phạt kinh tế”, Giám đốc Bệnh viện nhi Damascus, Maher Haddad, nói.
Các quan chức địa phương và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt (của phương Tây) khiến Syria không thể nhập khẩu thuốc điều trị ung thư.
“Các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Syria đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nước này nhập khẩu thuốc ngoại, bao gồm thuốc điều trị ung thư”, Elizabeth Hoff, Đại diện WHO tại Syria, cho biết.
Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu (EU) phủ nhận cáo buộc trên. “Những biện pháp đó không nhắm vào dân thường. Các lệnh trừng phạt của EU không nhắm vào lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Syria như thực phẩm và dược phẩm”, người phát ngôn của EU khẳng định.
Được biết, sự sụp đổ của dịch vụ chăm sóc y tế ở Syria là một trong những nguyên nhân khiến tuổi thọ của người dân nước này giảm sút.
Khoảng 200 trẻ nhỏ nhập viện ở Damascus mỗi tuần, trong đó có hơn 70% số bệnh nhân từ ngoại thành. Tình trạng quá tải khiến việc điều trị cho hàng chục bệnh nhi phải trì hoãn từ 15 đến 20 ngày, làm ảnh hưởng đến khả năng chữa trị.
“Những bệnh nhi ung thư có thể tử vong trong thời gian chờ đến lượt điều trị”, Rima Salem đến từ tổ chức từ thiện Basma cho hay.
Bé trai Fahd đang được điều trị ung thư tại Bệnh viện Nhi Damascus. Đứng cạnh giường bệnh là mẹ của Fahd, cô Um Fahd.
Một y tá đang cho bé sơ sinh ăn tại Bệnh viện Nhi Damascus.
Người bà bị ôm đứa cháu ung thư vào lòng khi ở tạm trong căn phòng do tổ chức Basma hỗ trợ. (Nguồn ảnh: Reuters)