Tại Romania, có một tục lệ mùa đông được gọi là Ursul. Trong buổi lễ truyền thống này, mọi người sẽ “hóa thân” thành những chú gấu và nhảy múa trong đêm Giao thừa.Từ năm 1966, chính quyền thị trấn Gavle ở Thụy Điển thường đặt một chú dê Giáng sinh khổng lồ tại quảng trường trong thị trấn. Tuy nhiên, những kẻ phá hoại nhiều lần đốt chú dê này. Kể từ đó, truyền thống Burning The Goat “bất đắc dĩ” xuất hiện.Lễ hội Đông Chí bắt đầu vào khoảng ngày 22/12, kỷ niệm mùa đông đã đến ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Á khác. Tangyuan là một trong những món ăn truyền thống vào dịp này.Tại Ukraine và Đức, người dân trang trí cây thông Noel bằng mạng nhện bạc như thế này với hy vọng sẽ mang lại may mắn.Phụ nữ Séc thường quẳng một chiếc giày vào nhà trong ngày lễ Giáng sinh để dự đoán rằng liệu họ có kết hôn trong năm mới hay không.Yalda Night là một lễ hội truyền thống ở Iran diễn ra vào ngày 20, 21 hoặc 22/12 hàng năm để kỷ niệm sự chiến thắng bóng tối. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và thức suốt đêm.Vào ngày lễ Giáng sinh mỗi năm, người trị vì nước Anh sẽ có bài phát biểu gửi tới toàn thể người dân của đất nước. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1932.Tại Na Uy, người dân có thói quen giấu chổi vào đêm Giáng sinh trước khi đi ngủ.Vào dịp lễ Giáng sinh ở xứ Wales, người dân thực hiện nghi lễ truyền thống Mari Lwyd. Họ mang một chiếc đầu ngựa được cắm vào cọc gỗ tới từng nhà, vừa đi vừa hát những bài hát truyền thống.Lễ hội La Quema del Diablo ở Guatemala được tổ chức vào ngày 7/12 hàng năm. Trong lễ hội này, các gia đình sẽ đốt giấy và các hình nộm lớn để loại bỏ những điều tồi tệ trong năm cũ và bắt đầu một năm mới.Theo truyền thống, bắt đầu từ năm 1929, Tổng thống Mỹ sẽ là người thắp sáng Cây thông Noel Quốc gia ở thủ đô Washington.Người dân Tây Tạng, Trung Quốc, ăn mừng năm mới trong 15 ngày. (Nguồn ảnh: List25).
Tại Romania, có một tục lệ mùa đông được gọi là Ursul. Trong buổi lễ truyền thống này, mọi người sẽ “hóa thân” thành những chú gấu và nhảy múa trong đêm Giao thừa.
Từ năm 1966, chính quyền thị trấn Gavle ở Thụy Điển thường đặt một chú dê Giáng sinh khổng lồ tại quảng trường trong thị trấn. Tuy nhiên, những kẻ phá hoại nhiều lần đốt chú dê này. Kể từ đó, truyền thống Burning The Goat “bất đắc dĩ” xuất hiện.
Lễ hội Đông Chí bắt đầu vào khoảng ngày 22/12, kỷ niệm mùa đông đã đến ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Á khác. Tangyuan là một trong những món ăn truyền thống vào dịp này.
Tại Ukraine và Đức, người dân trang trí cây thông Noel bằng mạng nhện bạc như thế này với hy vọng sẽ mang lại may mắn.
Phụ nữ Séc thường quẳng một chiếc giày vào nhà trong ngày lễ Giáng sinh để dự đoán rằng liệu họ có kết hôn trong năm mới hay không.
Yalda Night là một lễ hội truyền thống ở Iran diễn ra vào ngày 20, 21 hoặc 22/12 hàng năm để kỷ niệm sự chiến thắng bóng tối. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và thức suốt đêm.
Vào ngày lễ Giáng sinh mỗi năm, người trị vì nước Anh sẽ có bài phát biểu gửi tới toàn thể người dân của đất nước. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1932.
Tại Na Uy, người dân có thói quen giấu chổi vào đêm Giáng sinh trước khi đi ngủ.
Vào dịp lễ Giáng sinh ở xứ Wales, người dân thực hiện nghi lễ truyền thống Mari Lwyd. Họ mang một chiếc đầu ngựa được cắm vào cọc gỗ tới từng nhà, vừa đi vừa hát những bài hát truyền thống.
Lễ hội La Quema del Diablo ở Guatemala được tổ chức vào ngày 7/12 hàng năm. Trong lễ hội này, các gia đình sẽ đốt giấy và các hình nộm lớn để loại bỏ những điều tồi tệ trong năm cũ và bắt đầu một năm mới.
Theo truyền thống, bắt đầu từ năm 1929, Tổng thống Mỹ sẽ là người thắp sáng Cây thông Noel Quốc gia ở thủ đô Washington.
Người dân Tây Tạng, Trung Quốc, ăn mừng năm mới trong 15 ngày. (Nguồn ảnh: List25).