Thành phố cổ Harar nằm ở ngã tư tuyến đường thương mại giữa Châu Phi, Ấn Độ và Trung Đông và là một cửa ngõ cho sự lan truyền của Hồi giáo vào khu vực sừng Châu Phi. Trong ảnh: Sự hối hả và nhộn nhịp ở chợ Awodai làm nổi bật tầm quan trọng của cây “Khat”, một loại lá nhai gây nghiện ở Ethiopia . Ảnh: Al JazeeraSự kiêng cữ ban ngày của người Hồi giáo ở Harar trong thời gian tháng lễ Ramadan được bù đắp bởi ban đêm nhai Khat. Khat được thu hoạch quanh năm và là một nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều người trong khu vực. Ảnh: Al JazeeraPhụ nữ nghỉ ngơi trong bóng râm bên ngoài nhà thờ Hồi giáo trong thành phố Harar. Harar được coi là thành phố thiêng liêng thứ tư của đạo Hồi. Ảnh: Al JazeeraMột đặc trưng kiến trúc khác ở thành phố Harar là ngôi nhà Adare truyền thống, một cấu trúc hai tầng với mái bằng phẳng. Ảnh: Al JazeeraCổng Shoa là một trong 5 cửa ngõ đầu tiên vào thành phố Harar trong thế kỷ 16. Ảnh: Al JazeeraCổng Erer thường được gọi là cổng Richard Burton ở Harar. Năm 1854, nhà thám hiểm người Anh Richard Burton, cải trang thành một thương gia Arập, trở thành người không theo đạo Hồi đầu tiên bước vào thành phố thông qua lối này. Ảnh: Al JazeeraNhà thơ Pháp nổi tiếng Arthur Rimbaud đã sống giống như một người địa phương trong một ngôi nhà nhỏ ở Harar trong khi làm nghề kinh doanh cà phê từ năm 1875 đến năm 1884. Ảnh: Al JazeeraCon đường hẹp này được gọi là “Phố thợ may” vì có nhiều thợ may làm việc bên ngoài các cửa hàng của họ. Ảnh: Al JazeeraPhụ nữ Oromo đi đến thành phố Harar từ vùng nông thôn xung quanh để bán củi. Sau đó, mua lương thực và hàng gia dụng cho gia đình. Ảnh: Al JazeeraChợ bán xoài theo mùa nằm ở ngay bên ngoài cổng vào thành phố. Bất chấp cái nóng và tháng ăn chay Ramadan, chợ này vẫn luôn đông đúc. Ảnh: Al JazeeraViệc thờ cúng các vị thánh ở Harar đã phát triển các nghi lễ zikri vốn được coi là một trong những yếu tố văn hóa độc đáo ở thành phố này. Ảnh: Al JazeeraNgười dân địa phương sơn lại các bức tường của thành phố cổ bằng màu sắc rực rỡ trước tháng thánh Ramadan. Ảnh: Al JazeeraKhi mặt trời lặn, các con đường của “thánh địa Mecca ở Châu Phi” này trở nên đông vui tấp nập. Ảnh: Al JazeeraVới 110 nhà thờ Hồi giáo và 102 đền thờ, thành phố cổ Harar thường được gọi là thành phố thiêng liêng thứ tư của đạo Hồi. Thành phố Harar đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới trong năm 2016. Ảnh: Al Jazeera
Thành phố cổ Harar nằm ở ngã tư tuyến đường thương mại giữa Châu Phi, Ấn Độ và Trung Đông và là một cửa ngõ cho sự lan truyền của Hồi giáo vào khu vực sừng Châu Phi. Trong ảnh: Sự hối hả và nhộn nhịp ở chợ Awodai làm nổi bật tầm quan trọng của cây “Khat”, một loại lá nhai gây nghiện ở Ethiopia . Ảnh: Al Jazeera
Sự kiêng cữ ban ngày của người Hồi giáo ở Harar trong thời gian tháng lễ Ramadan được bù đắp bởi ban đêm nhai Khat. Khat được thu hoạch quanh năm và là một nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều người trong khu vực. Ảnh: Al Jazeera
Phụ nữ nghỉ ngơi trong bóng râm bên ngoài nhà thờ Hồi giáo trong thành phố Harar. Harar được coi là thành phố thiêng liêng thứ tư của đạo Hồi. Ảnh: Al Jazeera
Một đặc trưng kiến trúc khác ở thành phố Harar là ngôi nhà Adare truyền thống, một cấu trúc hai tầng với mái bằng phẳng. Ảnh: Al Jazeera
Cổng Shoa là một trong 5 cửa ngõ đầu tiên vào thành phố Harar trong thế kỷ 16. Ảnh: Al Jazeera
Cổng Erer thường được gọi là cổng Richard Burton ở Harar. Năm 1854, nhà thám hiểm người Anh Richard Burton, cải trang thành một thương gia Arập, trở thành người không theo đạo Hồi đầu tiên bước vào thành phố thông qua lối này. Ảnh: Al Jazeera
Nhà thơ Pháp nổi tiếng Arthur Rimbaud đã sống giống như một người địa phương trong một ngôi nhà nhỏ ở Harar trong khi làm nghề kinh doanh cà phê từ năm 1875 đến năm 1884. Ảnh: Al Jazeera
Con đường hẹp này được gọi là “Phố thợ may” vì có nhiều thợ may làm việc bên ngoài các cửa hàng của họ. Ảnh: Al Jazeera
Phụ nữ Oromo đi đến thành phố Harar từ vùng nông thôn xung quanh để bán củi. Sau đó, mua lương thực và hàng gia dụng cho gia đình. Ảnh: Al Jazeera
Chợ bán xoài theo mùa nằm ở ngay bên ngoài cổng vào thành phố. Bất chấp cái nóng và tháng ăn chay Ramadan, chợ này vẫn luôn đông đúc. Ảnh: Al Jazeera
Việc thờ cúng các vị thánh ở Harar đã phát triển các nghi lễ zikri vốn được coi là một trong những yếu tố văn hóa độc đáo ở thành phố này. Ảnh: Al Jazeera
Người dân địa phương sơn lại các bức tường của thành phố cổ bằng màu sắc rực rỡ trước tháng thánh Ramadan. Ảnh: Al Jazeera
Khi mặt trời lặn, các con đường của “thánh địa Mecca ở Châu Phi” này trở nên đông vui tấp nập. Ảnh: Al Jazeera
Với 110 nhà thờ Hồi giáo và 102 đền thờ, thành phố cổ Harar thường được gọi là thành phố thiêng liêng thứ tư của đạo Hồi. Thành phố Harar đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới trong năm 2016. Ảnh: Al Jazeera