Khói từ việc đốt rơm cùng với khí thải xe cộ, công trình xây dựng và pháo nổ mừng lễ hội Diwali đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại New Delhi, biến thủ đô Ấn Độ thành "thành phố sương mù". Ảnh: APTrước chất lượng không khí tồi tệ, chính quyền Ấn Độ đã phát hàng triệu khẩu trang chống ô nhiễm cho người dân. Phóng viên của Washington Post cho biết những người khỏe mạnh cũng dễ chịu tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ảnh: APNhững con đường bị khói bụi phủ mờ đến mức tầm nhìn tối đa chỉ còn khoảng 50 mét. Ảnh: GettyVào thứ Sáu tuần trước, chính quyền Ấn Độ đã ban bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu người dân không đi bộ ra đường vào buổi sáng hoặc chiều. Ảnh: GettyHơn 30 chuyến bay đến New Delhi đã bị hủy vì phi công không thể quan sát trong màn sương mờ. Ảnh: Một chiếc máy bay đang hạ cánh xuống sân bay Dheli/APĐược biết, suốt cuối tuần vừa qua, chất lượng không khí ở thành phố tệ đến mức việc hít thở ở một số khu vực độc hại ngang việc hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày. Ảnh: Khói bụi che mờ đường chân trời thành phố New Dheli/APNgày 3/11, chỉ số chất lượng không khí tăng lên 900 đơn vị, vượt xa mức 500 đơn vị - mức được coi là "rất nghiêm trọng". Chỉ số này đo mức độ hạt bụi, khói và hóa chất trong không khí. Ảnh: ReutersKhí thải phương tiện là một tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Do vậy, chính quyền nước này đã ban hành quy định ngày chẵn - lẻ theo biển số xe để hạn chế khoảng 4 triệu ô tô ra đường mỗi ngày. Người vi phạm sẽ bị xử phạt tới 56 USD (khoảng 1.300.000 VNĐ). Ảnh: APCác công trình xây dựng cũng bị tạm ngừng thi công. Ảnh: GettyTình trạng ô nhiễm càng tệ hơn khi Ấn Độ diễn ra lễ hội ánh sáng Diwali - khiến tình trạng đốt pháo trở nên phổ biến. Chính phủ đã thi hành lệnh cấm (đốt pháo) của Tòa án tối cao nhưng người dân phớt lờ. Trong ảnh, một công nhân vệ sinh đang dọn dẹp tàn dư của đống pháo nổ. Ảnh: GettyQuang cảnh trong một công viên tại New Delhi vào ngày 1/11 vừa qua. Ảnh: ReutersNguyên nhân chính của tình trạng này là do việc đốt rơm tại các nông trại lân cận thủ đô New Delhi. Theo số lượng từ việc giám sát chất lượng không khí của Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, khói từ các trang trại chịu trách nhiệm cho 44% tình trạng ô nhiễm không khí của New Delhi. Ảnh: Một người nông dân đang đốt rơm tại ngoại ô Jalandha, Ấn Độ, năm 2016/GettyTuần trước, Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết thành phố đã "biến thành một phòng hơi ngạt do khói từ việc đốt rơm". Hôm thứ hai, Tòa án Tối cao đã ra lệnh ngừng tất cả việc đốt rơm ngay lập tức, nói rằng người nông dân không thể "làm hại người khác để kiếm sống". Ảnh: GettyTrẻ em có thể chịu tác động nguy hại đến sức khỏe do chất lượng không khí xuống thấp. Nhiều trường học tại thành phố đã tạm đóng cửa. Khoảng 5 triệu khẩu trang phòng bụi đã được phân phát cho học sinh. Ảnh: GettyKhói bụi có liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm như trụy tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư phổi... Theo một báo cáo của UNICEF vào 2017, chất lượng không khí tại Ấn Độ có thể khiến trẻ em chịu tổn thương não vĩnh viễn. Ảnh: APNgười dân tỏ ra rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm không khí của New Delhi. Nhiều cuộc biểu tình và tuần hành kêu gọi chống ô nhiễm không khí đã diễn ra tại thủ đô Ấn Độ. Ảnh: Getty
Mời độc giả xem thêm video: Ô nhiễm không khí là một nguyên nhân chính gây ung thư (Nguồn: VTC14)
Khói từ việc đốt rơm cùng với khí thải xe cộ, công trình xây dựng và pháo nổ mừng lễ hội Diwali đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại New Delhi, biến thủ đô Ấn Độ thành "thành phố sương mù". Ảnh: AP
Trước chất lượng không khí tồi tệ, chính quyền Ấn Độ đã phát hàng triệu khẩu trang chống ô nhiễm cho người dân. Phóng viên của Washington Post cho biết những người khỏe mạnh cũng dễ chịu tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ảnh: AP
Những con đường bị khói bụi phủ mờ đến mức tầm nhìn tối đa chỉ còn khoảng 50 mét. Ảnh: Getty
Vào thứ Sáu tuần trước, chính quyền Ấn Độ đã ban bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu người dân không đi bộ ra đường vào buổi sáng hoặc chiều. Ảnh: Getty
Hơn 30 chuyến bay đến New Delhi đã bị hủy vì phi công không thể quan sát trong màn sương mờ. Ảnh: Một chiếc máy bay đang hạ cánh xuống sân bay Dheli/AP
Được biết, suốt cuối tuần vừa qua, chất lượng không khí ở thành phố tệ đến mức việc hít thở ở một số khu vực độc hại ngang việc hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày. Ảnh: Khói bụi che mờ đường chân trời thành phố New Dheli/AP
Ngày 3/11, chỉ số chất lượng không khí tăng lên 900 đơn vị, vượt xa mức 500 đơn vị - mức được coi là "rất nghiêm trọng". Chỉ số này đo mức độ hạt bụi, khói và hóa chất trong không khí. Ảnh: Reuters
Khí thải phương tiện là một tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Do vậy, chính quyền nước này đã ban hành quy định ngày chẵn - lẻ theo biển số xe để hạn chế khoảng 4 triệu ô tô ra đường mỗi ngày. Người vi phạm sẽ bị xử phạt tới 56 USD (khoảng 1.300.000 VNĐ). Ảnh: AP
Các công trình xây dựng cũng bị tạm ngừng thi công. Ảnh: Getty
Tình trạng ô nhiễm càng tệ hơn khi Ấn Độ diễn ra lễ hội ánh sáng Diwali - khiến tình trạng đốt pháo trở nên phổ biến. Chính phủ đã thi hành lệnh cấm (đốt pháo) của Tòa án tối cao nhưng người dân phớt lờ. Trong ảnh, một công nhân vệ sinh đang dọn dẹp tàn dư của đống pháo nổ. Ảnh: Getty
Quang cảnh trong một công viên tại New Delhi vào ngày 1/11 vừa qua. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do việc đốt rơm tại các nông trại lân cận thủ đô New Delhi. Theo số lượng từ việc giám sát chất lượng không khí của Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, khói từ các trang trại chịu trách nhiệm cho 44% tình trạng ô nhiễm không khí của New Delhi. Ảnh: Một người nông dân đang đốt rơm tại ngoại ô Jalandha, Ấn Độ, năm 2016/Getty
Tuần trước, Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết thành phố đã "biến thành một phòng hơi ngạt do khói từ việc đốt rơm". Hôm thứ hai, Tòa án Tối cao đã ra lệnh ngừng tất cả việc đốt rơm ngay lập tức, nói rằng người nông dân không thể "làm hại người khác để kiếm sống". Ảnh: Getty
Trẻ em có thể chịu tác động nguy hại đến sức khỏe do chất lượng không khí xuống thấp. Nhiều trường học tại thành phố đã tạm đóng cửa. Khoảng 5 triệu khẩu trang phòng bụi đã được phân phát cho học sinh. Ảnh: Getty
Khói bụi có liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm như trụy tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư phổi... Theo một báo cáo của UNICEF vào 2017, chất lượng không khí tại Ấn Độ có thể khiến trẻ em chịu tổn thương não vĩnh viễn. Ảnh: AP
Người dân tỏ ra rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm không khí của New Delhi. Nhiều cuộc biểu tình và tuần hành kêu gọi chống ô nhiễm không khí đã diễn ra tại thủ đô Ấn Độ. Ảnh: Getty
Mời độc giả xem thêm video: Ô nhiễm không khí là một nguyên nhân chính gây ung thư (Nguồn: VTC14)