Xin giới thiệu tới độc giả chân dung các Bộ trưởng Giáo dục qua nhiều thời kỳ. Theo GDVN
|
GS. Vũ Đình Hòe (1912 - 2011), ông là luật sư, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những tác phẩm công bố của ông là: "Những phương pháp giáo dục ở các nước và vấn đề cải cách giáo dục" (1945), "Một nền giáo dục bình dân" (1946). |
|
Năm 1996, GS Vũ Đình Hòe được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. |
|
GS. Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. |
|
Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn họcViệt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam. |
|
GS.TS Nguyễn Văn Huyên (1908-1975) là một nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày. Ông có những đóng góp quan trọng và quyết định trong xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
|
Bác Hồ và GS Nguyễn Văn Huyên (người đầu tiên từ bên trái) đi thăm một lớp dạy tiếng Nga 1955-1956. |
|
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (1927-), là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà làm Bộ trưởng Giáo dục từ 1976 - 1987. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002. |
|
Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. |
|
GS.TS Phạm Minh Hạc từng giữ các chức vụ: Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục; Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Giáo dục (tháng 2 năm 1987 - tháng 3 năm 1990); Phó ban Thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương. |
|
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy chương Kháng chiến hạng Nhì. |
|
Bộ trưởng Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910, trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay sau khi miền Bắc hòa bình, ông được cử làm Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội (1956-1961), đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Là lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Nhà nước, ông trực tiếp làm trưởng ban Sinh vật - Địa học. |
|
Ông là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976). Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều "cơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất". |
|
GS.TS Nguyễn Đình Tứ (1932-1996) là một nhà vật lý hạt nhân, nhà lãnh đạo nền khoa học Việt Nam. Ông từng là Phó Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam (1966-1985), Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (tháng 7, 1971 - tháng 3, 1976). |
|
GS Nguyễn Đình Tứ giữ chức Thứ trưởng (tháng 4 - tháng 6, 1976) rồi Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (tháng 6, 1976 - tháng 2, 1987), Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Khoa giáo Trung ương. |
|
GS.TS Trần Hồng Quân (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1937) là nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết), VII, VIII, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. |
|
PGS.TS Nguyễn Minh Hiển, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1948; Quê quán: Xã Quang Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX; nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội. |
|
Nguyên Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953-) là một Giáo sư, Tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. |
|
Năm 2006, ông được đề bạt vào cương vị Bộ trưởng Giáo dục. Mở đầu năm học 2006 - 2007, ông thực hiện cuộc vận động hai không: "Nói không với tiêu cực trong thi cử" và "Nói không với việc chạy theo thành tích". Sau cuộc vận động này, nhiều tiêu cực trong thi cử được đưa ra ánh sáng và bị xử lý. |
|
Bộ trưởng đương nhiệm - GS.TS Kinh tế Phạm Vũ Luận; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2011-2016), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016). Ông trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 18 tháng 6 năm 2010. |
|
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (sinh năm 1955) tại Thanh Oai, Hà Nội. Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô (cũ). Trước khi chuyển công tác về Bộ Giáo dục, ông đã có thời gian dài làm công tác giảng dạy trực tiếp và là Hiệu trưởng Trường ĐH Thương Mại. |