Bàn chân bẹt ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể và hạn chế vận động
Bác sĩ Marc Tafuro – Phòng khám ACC cho biết, bàn chân là bộ phận nền tảng giúp giữ cấu trúc cơ thể được cân bằng và vững chãi, vì thế trẻ có bàn chân bẹt ở độ nặng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể như đầu gối, khớp hông, cột sống và rõ nhất là gây khó khăn cho việc vận động chạy nhảy, thể dục thể thao…
Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng và không có độ lõm. Một số dấu hiệu kèm theo là cổ chân xoay đổ vào trong nên khi nhìn từ phía sau sẽ thấy gân gót chân sẽ không thẳng mà sẽ bị cong, 2 khớp gối bị xoay vào trong (chân chụm hình chữ X). Bàn chân bẹt có thể gây đau hoặc không đau, do đó phụ huynh thường chủ quan. Tuy nhiên theo thời gian nếu không điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
“Khi trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt, cấu trúc cơ thể không cân bằng dẫn đến tình trạng chân cao chân thấp, gân gót chân không thẳng hàng gây áp lực lên khớp gối khiến trẻ đi đứng dễ té ngã, ảnh hưởng đến xương hông và cột sống, thậm chí nhiều trường hợp bàn chân bẹt còn gây cong vẹo cột sống ở trẻ”, bác sĩ Marc Tafuro cho hay.
Nhiều phụ huynh bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của việc đưa con đi kiểm tra bàn chân bẹt
Cơ chế điều trị bàn chân bẹt hiệu quả
Theo bác sĩ Marc Tafuro, việc điều trị bàn chân bẹt bằng phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, các bài tập hỗ trợ kích thích tạo vòm bàn chân, vận động thể chất ngoài trời và mang đế chỉnh hình y khoa. Tại phòng khám ACC, đế chỉnh hình y khoa được chế tác đặc biệt, đo đạc theo kích thước và thông số từng lòng bàn chân bằng công nghệ tiên tiến CAD-CAM (Thụy Sĩ), công dụng là giúp nâng đỡ bàn chân, cải thiện vận động. Thời gian vàng để điều trị tái tạo vòm bàn chân tối ưu là từ 3 - 8 tuổi.
Do đó việc mang đế giày có sẵn trên thị trường (hàng sản xuất đại trà, bán theo size giày chứ không phải theo độ bẹt của chân) hoặc đồ cũ làm riêng cho trẻ này nhưng nhượng lại cho trẻ khác có cùng size, thì sẽ “không có tác dụng điều trị” vì không kiểm soát được việc có cải thiện mức độ bẹt do đế giày không theo đúng số thông số lòng bàn chân của trẻ, không có sự theo dõi điều chỉnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này cũng gây trễ thời gian vàng để cải thiện tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ.
Mang đế chỉnh hình bàn chân đại trà hoặc đế đã qua sử dụng hạn chế quá trình cải thiện vòm bàn chân của trẻ trong giai đoạn “vàng”
Quy trình điều trị bàn chân bẹt cho trẻ
Bác sĩ Marc Tafuro cho biết, tại phòng khám ACC, khi trẻ đến thăm khám bàn chân bẹt sẽ được kỹ thuật viên chụp bóng lòng bàn chân trên máy để bác sĩ đánh giá ban đầu về tình trạng bẹt. Sau đó trẻ được phân tích dáng đi khi đi bộ trên thiết bị đi bộ, đo thông số lòng bàn chân trên máy CAD-CAM để làm đế giày.
Bé được chụp bóng lòng bàn chân trên máy để bác sĩ đánh giá tình trạng bẹt và đo đạc theo kích thước và thông số lòng bàn chân
Ngoài ra một số trẻ cần chỉ định chụp X-Quang toàn thân để đánh giá tình trạng cột sống ảnh hưởng bởi bàn chân bẹt, có sự khác biệt giữa chiều dài giải phẫu và chức năng của 2 chân hay không để làm đế chính xác hơn.
Sau đó, trẻ sẽ được gặp bác sĩ mang thử đế giày, điều chỉnh cho phù hợp. Trẻ sẽ được định kỳ tái khám với bác sĩ để đánh giá mức độ cải thiện trong suốt quá trình điều trị bằng đế chỉnh hình y khoa và kết hợp tập phục hồi chức năng tùy theo từng trường hợp.
Bé mang thử đế giày được thiết kế riêng
Hành trình giúp nhiều trẻ tìm lại khả năng vận động, vóc dáng
Bác sĩ Marc Tafuro cho biết, tại ACC nhiều trường hợp điều trị thành công giúp trẻ thoải mái tự tin vận động, khắc phục tình trạng đau chân, dễ té ngã, vẹo cột sống do bàn chân bẹt. Mức độ hồi phục phụ thuộc vào mức độ bẹt của trẻ, tần suất mang đế, tập luyện các bài tập, thời điểm điều trị…
Bé T.Q.T (12 tuổi) trước đây gặp khó khăn trong đi bộ hoặc chạy nhảy, dễ bị té ngã. Khám tại ACC, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị gồm đế chỉnh hình y khoa bàn chân và các bài tập dành cho bàn chân bẹt. Ngoài ra, nhận thấy bé có vấn đề về tư thế và than phiền mỏi cổ, bác sĩ đã kết hợp phương pháp nắn chỉnh cột sống.
Nhờ sự kết hợp các liệu trình phù hợp, sau 3 năm mang đế, bé T có những tiến triển đáng kể, vòm chân được hình thành, đi đứng, thể dục thể thao bình thường, tình trạng dễ vấp té ngã giảm hẳn.
Hay trường hợp bé Rio, 11 tuổi ước mơ thành cầu thủ bóng rổ, tuy nhiên bé thường xuyên bị đau chân và gặp nhiều vấn đề do hội chứng bàn chân bẹt gây ra.
Rio được phát hiện tình trạng bẹt chân độ 3 khi đã qua giai đoạn vàng thì khả năng tái tạo xương vòm bàn chân sẽ không cao. Tuy nhiên việc điều trị bằng đế chỉnh hình y khoa đã giúp Rio cải thiện vận động, thoải mái tập luyện thể dục thể thao và có thể thực hiện ước mơ của mình.
Theo bác sĩ Marc Tafuro, đế chỉnh hình bàn chân không chỉ giúp điều trị bàn chân bẹt cho trẻ mà còn giúp người trưởng thành đã qua giai đoạn vàng điều trị bàn chân bẹt có thể hỗ trợ giúp nâng đỡ bàn chân vững chãi hơn, đi lại dễ dàng hơn, đặc biệt giúp hạn chế nguy cơ đau và thoái hoá khớp gối.
Từ nay tới hết 31/8/2023, ACC có chương trình tầm soát bàn chân bẹt miễn phí cho trẻ từ mầm non tới lớp 12. Để tham gia chương trình, phụ huynh hãy đăng ký đăng ký và điền đầy đủ thông tin tại đây. Phòng khám ACC gần nhất sẽ liên hệ đặt hẹn tầm soát cho bé trong vòng 24h.