Về nhà thấy vợ bầu đang lăn lộn dưới sàn, nhìn cốc nước trên bàn mà tôi giật mình

Google News

Hiện vợ tôi đã có bầu được 6 tháng và có một thai kỳ rất mạnh khỏe, an vui.

Vợ chồng tôi kết hôn được hơn năm nay. Cuộc sống của hai đứa khá hạnh phúc bởi không sống chung với bố mẹ. Cả 2 cũng có việc làm ổn định và cho thu nhập khá nên sau kết hôn 2 vợ chồng tính chuyện mang bầu ngay. Và đúng như dự định, sau đám cưới nửa năm chúng tôi có tin vui. Hiện vợ tôi đã có bầu được 6 tháng và có một thai kỳ rất mạnh khỏe, an vui.

Có được điều đó là do trước khi quyết định mang thai, 2 vợ chồng đã đi thăm khám tiền sản và tiêm phòng để chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất. Từ khi vợ cấn bầu, tôi thường xuyên giúp đỡ việc nhà để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi, vượt qua cơn ốm nghén. Em thích gì tôi mua cho thứ đó ăn miễn là không gây hại cho sức khỏe và mẹ bầu có thể ăn được.

Từ khi vợ cấn bầu, tôi thường xuyên giúp đỡ việc nhà để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi, vượt qua cơn ốm nghén. (Ảnh minh họa)

Được cái, tính vợ tôi cẩn thận. Ăn uống gì khi bầu bí em hay tham khảo trên mạng nên không kiêng khem quá nhiều. Do bị một chút đái tháo đường thai kỳ nên cô ấy ăn uống cũng chọn lọc.

Nghe nói mướp đắng là khắc tinh của bệnh này nên khi mang thai cô ấy rất tích cực ăn loại quả này. Nhiều hôm vợ ăn mướp đắng với ruốc, lúc lại xào mướp đắng với trứng, khi thì mướp đắng nhồi thịt. Thậm chí có lúc cô ấy còn uống nước ép mướp đắng để ổn định đường huyết, ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Vài lần e ngại ăn nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ và em bé nên tôi khuyên em nên hỏi ý kiến bác sĩ hay các mẹ bầu khác xem sao. Vợ toàn bảo em không sao cả. Ngoài ra nhiều chị em nói mướp đắng rất tốt cho mẹ bầu để ổn định đường huyết cũng như hạn chế rối loạn đường tiêu hóa… tốt cho thai nhi.

Thứ 7 vừa rồi, tôi tranh thủ buổi trưa chạy về qua nhà ăn trưa với vợ. Vợ tôi thì được nghỉ làm 2 ngày cuối tuần nên cô ấy ở nhà nấu nhiều món ngon cải thiện. Hôm ấy biết vợ nấu bún giả cầy – món ăn thích nhất nên tôi chạy về ăn.

Nào ngờ giữa trưa nắng chạy về đến nhà, mở cửa ra tôi hoảng hồn khi thấy vợ bầu đang nằm lăn lộn giữa sàn nhà phòng khách kêu la. Cô ấy cứ ôm bụng kêu đau, mặt mũi tái nhợt như tàu lá chuối và bị nôn. Sợ cô ấy ăn phải thứ gì lạ nhưng tôi tái mặt khi em chỉ vào cốc nước ép xanh lè bên cạnh bảo:

“Em chỉ uống mỗi cốc nước ép mướp đắng này thôi mà đau bụng vật vã, nôn không kiểm soát được, em đang định gọi cho chồng về”.

Từ hôm ở viện về đến nay vợ tôi đã hồi phục hoàn toàn. (Ảnh minh họa)

Thấy vậy, tôi tức tốc gọi taxi đưa thẳng vợ vào viện gần nhà để cấp cứu. Cũng may vợ tôi hôm đó không sao, con trong bụng cũng không bị ảnh hưởng gì. Bác sĩ nói do cô ấy ăn uống quá nhiều mướp đắng nên bị một số độc tính trong loại thực phẩm này làm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa. Bác sĩ cũng bảo may không sao, một số mẹ bầu còn bị chuyển dạ sinh non hay sảy thai vì bị co bóp tử cung khi ăn loại quả này.

Từ hôm ở viện về đến nay vợ tôi đã hồi phục hoàn toàn. Nghe lời bác sĩ, em không dám ăn hay uống mướp đắng trong khi mang thai nữa. Giờ cô ấy bảo nhớ đời luôn, 2 vợ chồng tôi chỉ mong những tháng thai kỳ còn lại khỏe mạnh, suôn sẻ nhất để đón con bình an chào đời thôi.

Bà bầu ăn mướp đắng được không?

Tuy mướp đắng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai nhưng trong quá trình sử dụng, bà bầu cũng cần chú ý, vì mướp đắng cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định:

- Độc tính: Mướp đắng có chứa các thành phần kiềm như nhựa, quinin, glycosid saponic và morodicine. Đây là một số chất phát tán độc tính trong cơ thể con người. Các độc tính này có thể dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn và mờ mắt, nôn mửa, mẩn đỏ trên mặt, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt và yếu cơ ở phụ nữ mang thai.

- Ăn quá nhiều mướp đắng có thể gây ảnh hưởng dạ dày và các vấn đề liên quan như tiêu chảy, chuột rút.

- Gây mẫn cảm ở một số người: Hạt của mướp đắng có chứa chất vicine nên có thể gây ra các triệu chứng kích ứng ở một số người nhạy cảm. Các chất arils màu đỏ được tìm thấy trong hạt khi chín là chất độc đối với trẻ em. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

- Chuyển dạ sinh non: Mướp đắng cũng có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến chuyển dạ sinh non hay sảy thai ở phụ nữ đang mang thai.

Mang thai là một thời gian đặc biệt nhưng cũng rất đỗi nhạy cảm. Vì thế, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi chọn chế độ ăn uống của mình. Dù mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng với những rủi ro có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hoá và nhất là có khả năng gây sảy thai hay sinh non thì tốt nhất là bà bầu tránh ăn mướp đắng trong thời gian mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

THẢO NGUYÊN

Bình luận(0)