Nhà tôi với nhà thông gia cách nhau khoảng 30 cây số và đều kinh doanh nhỏ lẻ. Nhà thông gia có cửa tiệm sửa xe máy khá đông khách nên có của ăn của để hơn nhà tôi. Vợ chồng tôi quanh năm trông vào cửa tiệm tạp hóa nên thu nhập cũng không có mà để ra nhiều.
Khi con trai đưa bạn gái về ra mắt, nói thật tôi chẳng ưa đâu vì nhan sắc bạn gái nó cũng bình thường. Đã vậy lại ở xa nhà, mà mục tiêu của tôi luôn muốn con trai lấy vợ cùng làng. Đến khi ngồi ăn cơm, chuyện trò được biết nhà bạn gái nó có tiệm sửa xe và chỉ có 2 con gái thì tôi mới thay đổi thái độ hẳn.
Dù sao nhà thông gia cũng đàng hoàng, lại có 2 cô con gái, sau này của nả chả cho các con thì cho ai. Vì thế tôi mới ủng hộ cho mối quan hệ này và giục con trai ngày nào đó đưa sang thăm nhà.
Dù sao nhà thông gia cũng đàng hoàng, lại có 2 cô con gái, sau này của nả chả cho các con thì cho ai. (Ảnh minh họa)
Hôm sang đó thăm nhà xin phép cho 2 đứa đi lại, ông bà thông gia đón tiếp rất tử tế, nhiệt tình. Ông thông gia cũng tiết lộ ngoài căn nhà mặt đường hơn 100m2 này, ông ấy còn mua được 2 căn nhà nhỏ ở liền kề trong khu đô thị gần đó đang cho khách thuê nữa.
Đã vậy, lúc rượu vào, trong bữa ăn ông thông gia còn tuyên bố:
“Các con đám cưới xong là bố cho luôn 1 căn để làm vốn hay để đó mà làm ăn”.
Nghe ông thông gia nói mà tôi phấn khởi. Bởi dù đất ở quê thật nhưng căn nhà liền kề khu đô thị cũng phải có giá trị khoảng 3 tỷ đồng.
Suy đi tính lại, nhà tôi có tận 3 con trai nên tôi xui con nhanh chóng đám cưới. Nhưng cưới xong cả gần tháng rồi vẫn chưa thấy thông gia nói chuyện cho nhà. Vì thế tôi cứ ướm thử với con dâu và con trai rằng:
“Cưới xong ông thông gia cho căn nhà ấy thì cải tạo lại chút mà mở cửa hàng ăn”.
Nhưng con dâu cứ bảo, căn nhà đó ông ngoại cho thuê hợp đồng tận 3 năm nữa mới chấm dứt. Dù tôi đã gợi ý con dâu bảo bố mẹ đòi lại mà nó cứ nói để bố quyết.
Thấy con dâu chẳng quan tâm đất cát nên tôi phải tìm cách gọi thẳng cho thông gia dễ tác động. Tôi chịu khó bỏ ra cả tiền triệu để mua quà đến tận nhà thông gia chơi nhằm tỏ rõ sự quan tâm và coi nhau như người nhà. Nhưng vài lần đến chơi rồi mà ông ấy chẳng đả động đến chuyện cho nhà cửa kia. Chỉ thấy công khai cho 2 con hết tiền mừng cưới được khoảng 130 triệu đồng.
Bực quá nên tôi hỏi thẳng thông gia bảo cho các con cái nhà mà giờ chưa thấy. Ông ấy chối bay biến bảo có nói thế bao giờ đâu. Nhà cửa vẫn đang cho người ta thuê dài hạn mà. Nghe vậy tôi tức anh ách vì rõ lươn lẹo. Rõ là hôm uống rượu cùng nhau ông ấy có nói thế mà giờ nuốt lời không chịu cho các con.
Thấy tôi tỏ thái độ vùng vằng, ông thông gia còn bảo, ngay cả khi cho con nhà, ông sẽ chỉ cho con gái đứng tên thôi chứ rể thì không.
Nghe thông gia nói vậy tôi càng choáng váng. Ở đâu ra cái kiểu phân biệt con gái con rể như vậy khi cho đất cát. Tôi cũng chẳng thèm ý tứ nữa mà nói thẳng rồi ra về:
“Nếu ông nuốt lời như vậy thì tôi trả lại con gái cho ông”.
Nghe thông gia nói vậy tôi càng choáng váng. (Ảnh minh họa)
Về nhà, tôi kể với con trai chuyện này mà nó cứ mắng bảo tôi vô duyên, chuyện cho nhà cửa thì có liên quan gì đến mà can thiệp vào. Con trai còn không cho đuổi vợ nó về ngoại. Nó còn bảo vợ nó đang bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén nên đừng có gây chuyện khiến con dâu buồn phiền.
Tôi nghe mà điên quá, cứ nghĩ đuổi dâu về nhà ngoại để xem ông bà thông gia thái độ thế nào, có cho nhà không thì bị con trai ngăn cản. Tôi làm vậy là cũng muốn tốt cho nó chứ cho ai mà còn bị mắng. Mà con dâu tôi vừa cưới về, dù cho đúng như con trai bảo có đang mang bầu thì sao đã ốm nghén được nhanh thế. Có thai bao lâu thì bắt đầu ốm nghén hả mọi người ơi?
Có thai bao lâu thì bắt đầu ốm nghén?
Ốm nghén là tổng hợp của các biểu hiện khó chịu xảy ra giai đoạn 3 tháng đầu (từ 6 - 8 tuần) của thai kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói.
Tình trạng ốm nghén sẽ có xu hướng giảm dần sau tuần thứ 12 và chỉ còn rất ít trường hợp kéo dài đến 3 tháng giữa thai kỳ.
Không có nguyên nhân chính xác của tình trạng ốm nghén khi mang thai, và mức độ nghiêm trọng ốm nghén cũng khác nhau ở từng phụ nữ. Nồng độ hormone tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất. Giảm lượng đường trong máu cũng là một lý do khác gây ốm nghén. Buồn nôn và ói mửa cũng thường được kích hoạt bởi một số mùi nồng, thức ăn cay nóng, nước bọt... hoặc thậm chí là không có tác nhân nào.
Người thường bị buồn nôn hoặc nôn do say tàu xe, đau nửa đầu, dị ứng với mùi hoặc vị nhất định cũng dễ bị nghén khi mang bầu hơn. Các yếu tố khác có thể làm nặng thêm tình trạng ốm nghén bao gồm:
- Lần mang thai đầu tiên;
- Sinh đôi hoặc sinh ba;
- Đã từng bị ốm nghén nặng trước đây;
- Gia đình có tiền sử bị ốm nghén nặng;
- Tiếp xúc với estrogen (ví dụ như trong thuốc tránh thai) trước khi mang thai;
- Thể trạng yếu, quá mệt mỏi;
- Béo phì (chỉ số BMI ≥ 30);
- Căng thẳng, dễ xúc động;
- Đi du lịch thường xuyên.
Ở một người phụ nữ, tình trạng ốm nghén cũng có thể khác nhau giữa các lần mang thai. Ví dụ bạn đã từng bị ốm nghén nặng khi mang thai đứa con đầu lòng, nhưng trong những lần mang thai kế tiếp bạn có thể bị nghén rất nhẹ.
Trường hợp hiếm gặp, buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng và kéo dài được gây ra bởi một bệnh lý không liên quan đến thai kỳ - chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, gan hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).