Có một đoạn chia sẻ từng nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội:
"Chơi điện tử, lướt mạng xã hội... thực sự có thể mang lại cho chúng ta niềm vui ngắn hạn, nhưng sau đó thì sao? Bạn có thể học được gì sau những giờ giải trí như vậy? Những gì có thể đã bị bỏ lại phía sau? Bạn cảm thấy hối hận phải không?
Nhìn lại những ngày tháng cố gắng vượt qua các kỳ thi, tuy vất vả nhưng tôi đã sống một cuộc sống vô cùng viên mãn. Cảm giác vui sướng sau khi làm việc chăm chỉ và đạt được mục tiêu không gì có thể so sánh được".
Nói cách khác, nếu bạn muốn mình có giá trị thì hãy làm điều đó, gia tăng giá trị cho bản thân. Giá trị này nằm ở những tài nguyên mà bạn đang sở hữu, liệu chúng có đáng giá hay không.
Những gì bạn làm trong cuộc sống hàng ngày sẽ quyết định liệu bạn có tính cạnh tranh hay không và liệu bạn có nguồn lực khan hiếm hay không. Muốn trở nên cạnh tranh hơn, chắc chắn bạn phải làm những việc mà người khác khó làm được hoặc làm được nhưng khó có thể kiên trì.
Cuối cùng, nếu bạn có kỷ luật tự giác, đủ kiên trì và đủ nhẫn nại thì việc bạn làm sẽ ngày càng khó khăn, đồng nghĩa với việc giá trị mà bạn đạt được trong tương lai sẽ ngày càng lớn hơn, bản thân bạn ngày càng có giá trị.
Từ chối những niềm vui không mang lại giá trị lâu dài
Trước khi làm cho mình trở nên giá trị hơn, bạn phải chấm dứt một số thói quen rẻ tiền, hoặc kiên quyết từ chối một số niềm vui chóng vánh như chơi điện tử, những thứ giải trí dễ gây nghiện, khiến con người ta thị động và lười suy nghĩ.
Ngày nay, nhiều người trẻ sở hữu điện thoại di động với rất nhiều trò chơi điện tử. Mỗi khi có thời gian rảnh, họ sẽ “đốt” vài chục phút chơi game và cảm thấy rất thỏa mãn. Nhưng nếu thua, họ sẽ không cam lòng, lại tiếp tục ván tiếp theo.
Và cho dù ván tiếp theo có thắng, họ sẽ thầm nhủ, thắng thêm một ván nữa rồi dừng. Ván tiếp theo thua, họ không muốn chấp nhận và tiếp tục ép mình phải thắng một ván khác. Vòng lặp cứ như vậy, vài tiếng đồng hồ trôi qua. Một khi đã nghiện, bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn, đam mê hơn khi chơi nhiều hơn, thậm chí tự nhủ rằng đây chính là điều mình yêu thích.
Neil Postman từng viết rằng: “Điều hủy hoại chúng ta không phải điều chúng ta ghét mà là điều chúng ta thích”.
Niềm vui rẻ tiền sẽ chỉ mang lại một cuộc đời rẻ mạt. Nếu bản thân không quyết tâm thay đổi thì sẽ không bao giờ có ngày mọi việc trở nên tốt đẹp.
Khởi đầu sự thay đổi tốt hơn của một người nằm ở việc người đó có thể nhanh chóng từ chối những trò giải trí chỉ mang lại niềm vui rẻ tiền hay không. Sau đó, hãy làm những việc tuy khó khăn nhưng mang lại kết quả lâu dài, đặc biệt là điều dẫn đến sự phát triển về mặt tinh thần.
Chỉ cần bạn kiên trì và kỷ luật về những điều như vậy, một ngày sớm thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự hài lòng và hạnh phúc lâu dài từ nó. Cuối cùng, bạn sẽ ngày càng có động lực để làm việc đó hơn, tiếp tục và kiên trì hành động.
Bạn càng kỷ luật tự giác, bạn càng có giá trị
Hạnh phúc có được một cách tùy tiện không thể kéo dài được lâu, cũng giống như những cảm giác hài lòng dễ dàng đó, chúng luôn chỉ là tạm thời. Và một khi nó qua đi, trái tim bạn sẽ càng cảm thấy trống trải hơn, thậm chí là vô định. Suy cho cùng, những thú vui buông thả đó sẽ chỉ đẩy bạn xuống vực sâu mà thôi.
Có câu nói: "Hạnh phúc từ việc đi xuống không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc khi bạn đi lên và cảm nhận được giá trị con người mới là hạnh phúc thực sự".
Một người phải học cách từ chối niềm vui rẻ tiền và sẵn sàng dành ra sự kiên nhẫn, sức lực và kỳ vọng để tạo ra tác phẩm của riêng mình, nâng cao giá trị bản thân. Hãy tập trung làm tốt việc bạn đang làm; càng muốn lười biếng, buông thả thì càng phải ép mình hành động và kiên trì.
Ngay cả khi đó là điều bạn không thích làm, thậm chí là điều bạn cực kỳ chán ghét hoặc cực kỳ phản đối, bạn vẫn phải làm và buộc bản thân làm. Nhiều lúc, một người sẽ tự lừa dối mình. Nếu bạn lấy một lý do mình không thích, sau đó bạn sẽ luôn lấy nó làm nguyên tắc và tiêu chuẩn làm việc của riêng mình.
Gặp điều không như ý hoặc cảm thấy hơi khó khăn, bạn sẽ bỏ qua ngay lập tức. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn và không có tinh thần trách nhiệm phải làm những gì mình nên làm. Thái độ và phong cách làm việc như vậy sẽ chỉ tích lũy ngày càng nhiều vấn đề rắc rối và cuối cùng kéo cuộc sống của bạn đi xuống.
Kiềm chế ham muốn và hướng tới kỷ luật tự giác
Kẻ thù lớn nhất của con người ở trong đời là chính mình. Ở một mức độ nhất định, lý do một người có thể ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn là vì người đó có thể ngày càng khắc phục được nhiều điểm yếu của bản thân.
Khi bạn vượt qua được những ham muốn mà người khác không thể vượt qua, bạn sẽ đạt được những kết quả mà người khác không thể chạm tới. Kiểm soát ham muốn của bạn, học cách sàng lọc ham muốn, sau đó tập trung vào mục tiêu của mình, hướng tới tính kỷ luật tự giác và kiên trì hành động
Bằng cách này, bạn đã thực sự bỏ ra đủ công sức và mồ hôi, trả đủ giá và chi phí. Cuối cùng, khi bạn nắm vững các quy luật liên quan và phát triển nhờ sức lao động của chính mình, bạn có thể cảm thấy rõ mình đang chuyển hóa.
Khi đó, bạn có thể nhìn nhận bản chất con người và thế giới rõ ràng hơn, ngày càng biết cách kiềm chế những ham muốn của mình, kiểm soát cuộc sống của chính mình và nắm bắt được nhịp độ. Lúc này, bạn thực sự đang tiến tới sự độc lập, thành công và có được sức mạnh, xuất sắc hơn và có giá trị hơn!