Hàng ngày có rất nhiều vô ý thức hút thuốc lá rồi ném mẩu thuốc ra ngoài đường. Điều này trông rất phản cảm và vô ý thức, khiến cho môi trường trở nên ô nhiễm, đầy rác thải.
Nhiều người coi những mẩu thuốc lá là rác thải, không sử dụng được nữa và cho chúng vào thùng rác. Thế nhưng ở Ấn Độ lại có 2 người đàn ông chăm chỉ nhặt hàng vạn mẩu thuốc lá để kiếm về rất nhiều tiền.
Chàng trai Vishal Kanet và một người cộng sự đã dày công thu thập hàng vạn mẩu thuốc lá bỏ đi. Ít người biết rằng, phần đầu lọc của thuốc lá có thể tái chế nhằm sử dụng trong một số lĩnh vực như dệt may, sản xuất.
Đầu lọc thuốc lá được làm từ một loại nhựa có tên là cellulose acetate. Khi chúng được nấu chảy ra có thể được sản xuất thành nhựa công nghiệp hoặc phục vụ cho nhiều công việc khác.
Vishal Kanet và cộng sự mang hàng đống mẩu thuốc lá về nhà để xử lý hết các chất độc có hại bên trong, chỉ để lại phần đầu lọc trắng tinh mà thôi. Kế đến họ nghiền nhỏ các đầu lọc thành sợi nhỏ, rồi ngâm trong hóa chất suốt 25 ngày cho đến khi chúng được xử lý sạch sẽ hoàn toàn.
Những đầu lọc thuốc lá được xử lý sẽ thu được những sợi màu trắng tinh có tính đàn hồi cao, độ mềm mượt và chắc chắn. Đây là những nguyên liệu quan trọng để phục vụ trong ngành sản xuất đồ may mặc.
Bên cạnh đó, các sợi cellulose acetate từ đầu lọc thuốc lá sau khi xử lý có thể được đem phối trộn cùng một số loại nguyên liệu khác để tạo thành sợi composite. Nhờ đó giúp tăng thêm tính ứng dụng trong sản xuất và dệt may, chế tạo.
Vishal Kanet và cộng sự đã kiếm được đến hơn 1,4 tỷ đồng mỗi năm chỉ nhờ vào việc chăm chỉ thu nhặt các mẩu thuốc lá cũ để tái chế. Điều này góp phần bảo vệ môi trường và giúp tái chế các đầu lọc thuốc lá thành những thứ có ích hơn cho xã hội.
Tại Việt Nam, lượng người sử dụng thuốc lá mỗi ngày vô cùng nhiều. Thiết nghĩ nên có những việc làm tương tự để góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải, tái chế những thứ bỏ đi để tạo thành thứ mới mẻ hơn.