Gia đình là bến cảng ấm áp, là nơi bão dừng sau cánh cửa. Muốn gia đình thịnh vượng thì mọi thành viên phải cùng nhau làm việc, quan tâm và thấu hiểu lẫn nhau. Mối quan hệ tốt nhất trong một gia đình là nuôi dưỡng lẫn nhau, việc lớn cần bàn bạc và giải quyết, việc nhỏ chớ lôi ra nhắc đi nhắc lại.
1. Các bậc cha mẹ đừng dùng “con nhà người ta” để đánh giá thấp con mình
Có một nhân vật được gọi là “con nhà người ta”. Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy không hài lòng với con mình, ngay cả khi con đạt kết quả tốt nhưng thấy con người khác giỏi thơ ca, hội họa liền có sự so sánh.
Thực tế, cha mẹ đều là xuất phát từ ý tốt, muốn con mình chăm chỉ học tập, nỗ lực phấn đấu để mai này có chỗ đứng trong xã hội, cuộc sống đỡ vất vả. Vì đứa trẻ chưa đạt được điều họ mong muốn nên trong tâm trí bắt đầu xuất hiện sự lo lắng. Âu cũng là vì quá yêu con, quan tâm quá nhiều đến con mình.
Nhưng càng lo lắng thì càng trở nên dễ mất kiểm soát, nhiều bậc cha mẹ thường buột miệng mà nói rằng: “Có vài chữ thôi mà học mãi không thuộc. Nhìn xem, con nhà người ta đã thuộc lòng cả trăm bài rồi!"
Tăng trưởng là một quá trình lâu dài và dù xuất phát từ ý tốt song không phải cách khuyến khích tăng trưởng nào cũng mang lại kết quả tốt. Sự lo lắng của cha mẹ sẽ gây áp lực cho con cái và áp lực này sẽ làm gián đoạn trường năng lượng của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi trong học tập và khó có được tinh thần khỏe mạnh, bình thường.
Đối với con trẻ, chúng ta nên kiên nhẫn một chút, động viên và khen ngợi con nhiều hơn, thay vì dùng “con người khác” để đánh giá thấp con mình. Khi trẻ thường xuyên bị coi thường, áp lực, chúng sẽ ngày càng đánh mất niềm tin vào khả năng của chính mình. Cha mẹ biết ủng hộ, động viên và khen ngợi thì con sẽ khỏe mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần.
2. Vợ chồng đừng lấy “chồng/vợ người ta” ra mà so sánh
Gia đình không bao giờ là chiến trường và bạn đời không bao giờ là kẻ thù của nhau. Ở một khía cạnh nào đó, vợ chồng giống như những người đồng đội cùng chiến hào, có cùng một mục tiêu là vun vén gia đình hạnh phúc.
Cuộc sống không hề dễ dàng, dù là đàn ông hay phụ nữ đều phải chịu rất nhiều áp lực. Người đi làm có áp lực của người đi làm, người ở nhà chăm sóc con cái cũng có áp lực riêng. Đôi bên nên học cách lắng nghe và thấu hiểu, trân trọng sự nỗ lực, hy sinh của nhau.
Thay vì lấy "chồng/vợ người ta" ra để so sánh mỗi khi ai đó có nhà mới hay xe mới, hãy thấy nhiều hơn những nỗ lực mà bạn đời đã dành cho gia đình. Khi có chuyện xảy ra, đừng vội vàng bực tức rồi ném cơn giận vào đối phương. Càng những lúc như vậy, đôi bên càng cần học cách bình tĩnh nói chuyện, cùng nhau tìm ra giải pháp. Chỉ khi cùng nhau xây dựng một gia đình nhỏ, cuộc sống của hai người mới ngày càng tốt hơn.
Một người bạn đời ổn định về mặt cảm xúc thực sự rất quan trọng. Những lời nói “Không sao, rồi mọi chuyện sẽ ổn" sẽ sưởi ấm trái tim người nghe, khiến đối phương đối xử với bạn bằng cả trái tim và tâm hồn. Dù hai người đã bên nhau bao lâu, đừng keo kiệt những lời khen ngợi và đánh giá cao, hãy dành cho bạn đời sự thấu hiểu, động viên và tin tưởng.
3. Con cái đừng nhìn “cha mẹ người khác” để oán giận
Nhiều người khi lớn lên và bước chân vào xã hội, nhanh chóng nhận ra mọi thứ không dễ dàng như mình tưởng tượng. Khi chán nản trong cuộc sống, họ bắt đầu trách móc cha mẹ không cho mình nền tảng và nguồn lực tốt như ai kia.
Làm cha mẹ là điều không dễ dàng. Họ là người đã sinh ra và nuôi nấng bạn nên người. Đừng nghĩ rằng cha mẹ phải là đấng toàn năng, cho rằng mình có quyền đòi hỏi điều này điều kia từ họ.
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mỗi người đều phải biết ơn cha mẹ và học cách quản lý cuộc sống của mình thật tốt thay vì đổ lỗi cho nền tảng gia đình, khiến cha mẹ tổn thương vì những câu nói chưa được suy nghĩ thấu đáo.
Chừng nào bố mẹ bạn còn ở đây thì cuộc sống vẫn còn có điều gì đó đến. Họ đã cố gắng hết sức để dành cho bạn những điều tốt nhất. Ý nghĩa sự tồn tại của cha mẹ không phải cho con cái cuộc sống sung túc mà là khi nghĩ đến cha mẹ, trái tim bạn sẽ tràn đầy sức mạnh và sự ấm áp, để bạn có đủ dũng khí và khả năng vượt qua khó khăn và đạt được thành công trong cuộc sống.
Leo Tolstoy đã viết: “Mọi gia đình sung sướng đều sung sướng giống nhau, còn mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo một cách”
Một mái ấm hạnh phúc cần sự vun vén của mỗi thành viên trong gia đình, không nên là nơi toan tính được mất, chiến tranh lạnh hay coi thường, buộc tội và ngược đãi lẫn nhau. Khi ngôi nhà trở thành chiến trường không có thuốc súng, mọi thành viên trong gia đình không còn cảm thấy hạnh phúc mà thay vào đó là cảm giác lo sợ, chán nản. Lúc này, mỗi người sẽ tiêu hao trường năng lượng của chính mình và làm tổn thương lẫn nhau.
Một gia đình tốt là nguồn gốc của mọi hạnh phúc và sức mạnh. Hãy gác lại những khó khăn, bộn bề ngoài kia, đối xử với những người thân trong gia đình bằng sự chân thành ấm áp nhất.