"Lộc trời" xưa có đầy ít người biết, giờ thành đặc sản được khách du lịch "săn lùng" ráo riết, 300.000 đồng/kg

Google News

Hiện tại dún đá có giá thị trường dao động từ 30.000 đồng/kg dún tươi và 100.000 đồng/kg dún khô.

Ninh Bình – vùng đất cố đô nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc sản ngon như cơm cháy, mắm cáy, thịt dê… Và chúng ta không thể không nhắc đến “lộc trời” ban tặng, đó là dún đá.

Dún đá (hay còn gọi là mầm đá) là những mầm rêu mọc trên những tảng đá vôi trắng chỉ có ở Ninh Bình. Chúng hình thành nhờ những giọt nước mưa đọng lại trên đá, có đặc điểm: hình dạng giống nấm mèo nhưng có màu xanh rêu trong suốt; có mùi tanh; sờ vào mềm và cảm giác mát lạnh.

“Dún đá chỉ có ở quê mình, mọc ở các tảng đá vôi trắng nhưng không phải tảng nào cũng có. Mình thấy chúng thường có ở những dãy núi đá tai mèo, ít cây, nhiều nắng và có nhiều ngóc ngách để nước đọng.

Mình nhớ cứ dịp hè, đám choai choai trong làng lại rủ nhau lên núi tìm dún đá đem về cho mẹ cho bà chế biến thành món ngon. Đứa nào đứa nấy hăng hái đi tìm, chỉ cần được một nhúm là hú hét ầm ầm, mừng mừng rỡ rỡ”, chị Thu Hà (28 tuổi) cho hay.

Dún đá (hay còn gọi là mầm đá) là những mầm rêu mọc trên những tảng đá vôi trắng chỉ có ở Ninh Bình.

Cũng theo chị Thu Hà, dún đá có thể dùng được hết bộ phận, chỉ cần rửa sạch trong nước là có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Theo đó, sau khi hái được dún đá, người dân mang về ngâm với nước vo gạo để sạch bùn đất, đá… sau đó cho ra rổ để ráo nước, bắc nồi lên luộc.

“Khi luộc thấy dún đá chuyển từ màu xanh sang màu vàng là chín. Khi đó bạn có thể thưởng thức ngay bằng cách chấm với nước mắm nhĩ. Nó sẽ giữ nguyên được hương vị ban đầu, tức dân gã, tự nhiên. Hoặc bạn có thể ăn kèm với riêu cua, xào, trộn giỏi, muối chua…”, chị Thu Hà nói.

Dún đá xào thơm ngon.

Nếu xưa dún đá có đầy ít người biết đến thì hiện tại đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Du khách khi đặt chân đến vùng đất cố đô thường “săn lùng” để thưởng thức thử xem hương vị ra sao. Thậm chí có người còn muốn mua về làm quà.

“Chính vì thế người dân đã coi việc lên núi kiếm dún đá là một nghề. Họ thường lấy về bán cho các nhà hàng hoặc phơi khô bán cho khách du lịch.

Hiện tại dún đá có giá thị trường dao động từ 30.000 đồng/kg dún tươi và 100.000 đồng/kg dún khô. Còn sau khi chế biến thành các món ăn khác nhau, chúng sẽ có giá cao hơn gấp nhiều lần”, chị Thu Hà cho biết.

K.T

Bình luận(0)