Không phải chăm chỉ, đây mới là điều giúp thu nhập của người khôn ngoan tăng lên như thủy triều

Google News

Bạn tiêu tiền vào đâu sẽ quyết định cuộc đời bạn có thể đạt đến tầm cao nào. Học được cách làm cho bản thân trở nên giá trị hơn, thu nhập và sự giàu có của bạn sẽ tự nhiên tăng lên như thủy triều.

Người nông dân nọ có hai người con trai. Trước khi qua đời, ông để lại cho mỗi người con hai lạng bạc và hai mẫu đất ruộng. 

Hàng ngày, người con cả sáng làm việc qua loa, tối đem tiền mua hết thức ăn và rượu. Người con thứ cũng làm ruộng nhưng rất tiết kiệm, ăn uống đơn giản. Anh dùng số tiền tiết kiệm được học thêm cho mình nghề mộc.

Sau nhiều năm, người con trai cả đã tiêu hết bạc, chỉ còn trông chờ vào hai mẫu ruộng cằn cỗi để sinh sống, chẳng mấy chốc trở nên trắng tay. Người con thứ nhờ học được nghề mộc, những lúc nông nhàn đều đi làm thuê cho người khác. Cuối cùng, anh tự mở được một cửa hàng mộc và cuộc sống ngày càng khá hơn. 

Hai anh em họ rõ ràng có xuất phát điểm như nhau, nhưng vì cách tiêu tiền khác nhau mà dẫn đến kết cục hoàn toàn trái ngược. Người ngu ngốc thường coi tiền bạc như một công cụ để hưởng thụ, chỉ nghĩ đến những thú vui nhất thời. Trong khi đó, người khôn ngoan coi tiền bạc như một khoản đầu tư cho bản thân, khiến mình ngày càng có giá trị.

Thật vậy, cách một người tiêu tiền quyết định tầm cao mà người đó có thể đạt được trong tương lai. Nhiều khi, khả năng kiếm tiền của bạn phụ thuộc vào chính cách bạn tiêu tiền.

Nhà kinh tế học Veblen đã đưa ra khái niệm "tiêu dùng phô trương". Ông cho rằng, nhiều người không màng đến điều kiện của bản thân mà tiêu xài hoang phí là để thỏa mãn nhu cầu khoe mẽ, muốn được người khác ngưỡng mộ và ghen tị, để nâng cao sĩ diện của mình. Nhưng loại tiêu dùng phô trương này sẽ dần tiêu hao tiền bạc của bạn, cuối cùng khiến bạn càng ngày càng khó khăn.

Có người đàn ông nọ tuổi ngoài 30, lương công nhân nhà máy không cao nhưng cũng đủ để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, vài năm gần đây, cuộc sống của gia đình anh không hề khá hơn mà còn thêm nợ nần. 

Hóa ra, người đàn ông này rất "hào phóng". Mỗi khi nhận lương, anh sẽ rủ bạn bè đi tiêu xài, trước tiên là đến nhà hàng ăn một bữa thật ngon, sau đó đến quán karaoke hát hò cả đêm. Trong những lời khen ngợi, tung hô của bạn, tiền lương anh vừa nhận cũng "bay" đi một nửa. 

Không chỉ vậy, chi tiêu hàng ngày của người đàn ông này cũng rất phô trương. Từ đầu đến chân, anh đều dùng hàng hiệu, điện thoại nhất định phải là mẫu mới nhất... Để thể hiện mình có điều kiện, anh tiêu tiền không kiểm soát và cuối cùng trở thành một kẻ phá sản lúc trung niên.

Thực tế, xung quanh chúng ta có rất nhiều người như vậy. Họ chỉ biết thỏa mãn ham muốn vật chất của bản thân, tiêu xài hoang phí. Kết quả là họ rơi vào các loại bẫy tiêu dùng, liên tục tiêu xài quá mức.

Tác giả của cuốn sách "Tự do tài chính" Stanley nói rằng, tiêu dùng theo bản năng là một chiều, chỉ có ra mà không có vào. Mong muốn của con người là vô hạn nhưng nguồn tài chính thì có hạn. Khi bạn dùng số tiền có hạn để tiêu khiển, giải trí, bạn sẽ bị sa lầy vào những thú vui hưởng thụ, từng bước trượt xuống vực thẳm nghèo khó.

Nhiều năm trước, ở vùng nông thôn tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có một cô gái tên Sun Ling. Vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình, sau khi tốt nghiệp trung học, Sun Ling đến một nhà máy ở Thâm Quyến và trở thành công nhân dây chuyền lắp ráp.

Không giống như những công nhân khác chi tiêu bừa bãi, cô tiết kiệm từng đồng mỗi khi được trả lương. Sau một thời gian làm việc chăm chỉ, cô tiết kiệm được một khoản rồi đăng ký một khóa học cơ bản về máy tính. Sun Ling tiếp tục đăng ký chương trình đào tạo tiếng Anh và chương trình học từ xa của Đại học Thâm Quyến, vừa đi học vừa duy trì công việc kỹ sư phần mềm.

Năm 2018, vì muốn nhìn ra thế giới rộng lớn hơn, cô đã chọn sang Mỹ du học bằng chi phí tự túc. Sau khi hoàn thành chương trình học, cô nhận được lời đề nghị từ Epam Systems với mức lương hàng năm là 100.000 USD và chịu trách nhiệm kết nối với hoạt động kinh doanh của Google.

Trong 10 năm qua, mức lương của cô đã tăng từ 4.000, 6.000 và sau đó là 10.000 lên mức lương hàng năm hiện tại là 100.000 đô la Mỹ. Trình độ học vấn của cô cũng đã thay đổi từ cấp 3, đại học và bây giờ là cao học.

Nói về trải nghiệm của bản thân, Sun Ling chia sẻ: "Ý tưởng của tôi rất đơn giản. Tiền có thể kiếm lại được, chỉ có học hỏi không ngừng mới giúp tôi có đủ năng lực và trạng thái để trải nghiệm nhiều điều khác biệt".

Trên thế giới này, tiền là một người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ tồi. Chỉ bằng cách coi tiền như một công cụ, để nó phục vụ bạn và không ngừng gia tăng giá trị cho bản thân, bạn mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Bạn tiêu tiền vào đâu sẽ quyết định cuộc đời bạn có thể đạt đến tầm cao nào. Những người sẵn sàng chi tiền để hoàn thiện bản thân và những người chỉ tiêu tiền vào việc ăn uống và vui chơi sẽ có số phận sống những cuộc sống hoàn toàn khác nhau.

Vai trò của tiền không phải là tích lũy mà là để sử dụng. Không ai có thể lấy đi khả năng thực hành sâu sắc, đầu tư vào bản thân là con đường khôn ngoan, có lợi nhất.

Bằng cách liên tục cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng, giá trị và thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên. Hãy tiêu tiền vào những thứ giúp bạn tốt hơn và cuối cùng bạn sẽ gặt hái được những phần thưởng xứng đáng.

Người biết tiêu tiền sẽ biết cách đầu tư vào bản thân và tiêu tiền vào nơi có thể tạo ra giá trị mới tốt nhất. Khi bạn dùng tiền để nâng cao kỹ năng của mình, bạn sẽ làm việc tốt hơn và có được nhiều cơ hội hơn. Khi bạn dùng tiền để mua sách và học tập, bạn có thể tiếp thu thêm kiến ​​thức và mở rộng tầm nhìn của mình.

Khi bạn học được cách làm cho bản thân trở nên giá trị hơn, thu nhập và sự giàu có của bạn sẽ tự nhiên tăng lên như thủy triều.

BẢO ANH.

Bình luận(0)