Hai khung giờ đẹp cúng rằm tháng 9 âm lịch năm 2024 mang lại tài lộc, lưu ý quan trọng chắc chắn ít người biết

Google News

Chuyên gia phong thủy lưu ý, trong hệ thống cúng ngày rằm chỉ có duy nhất ngày Tết Thượng Nguyên 15/01 âm lịch là cúng được vào giờ Ngọ (11h-13h). Còn lại 11 ngày rằm khác trong năm thì không nên cúng vào giờ này.

2 khung giờ đẹp để cúng rằm tháng 9 âm lịch 

Rằm tháng 9 âm lịch năm nay rơi vào thứ Năm ngày 17/10/2024 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày mà các vị thần linh và linh hồn tổ tiên sẽ về thăm con cháu, chứng giám cho những lời cầu nguyện và lòng thành kính của con cháu.

Ngày rằm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển đời sống tâm linh của người Việt. Đây là dịp để thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên; cầu nguyện cho sự bình an, may mắn, thịnh vượng; tự soi xét bản thân và hướng thiện. Vào ngày rằm, các gia đình thường sửa biện hương hoa, lễ vật làm lễ. Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, ngày rằm tháng 9 âm lịch có 2 khung giờ đẹp để lên hương:

+ Giờ Tỵ (9 - 11 giờ)

+ Giờ Mùi (13 - 15 giờ)

Đây là 2 khung giờ đẹp nhất trong ngày rằm tháng 9 để lên hương, nhưng nếu các gia đình bận rộn, điều kiện không cho phép thì chỉ cần thành tâm, dâng hương vào ngày khung giờ nào cũng được. 

Chuyên gia phong thủy lưu ý, trong hệ thống cúng ngày rằm chỉ có duy nhất ngày Tết Thượng Nguyên 15/01 âm lịch là cúng được vào giờ Ngọ (11h-13h). Còn lại 11 ngày rằm khác trong năm thì không nên cúng vào giờ này.

Rằm tháng 9 năm nay có 2 khung giờ đẹp để lên hương

Nếu không cúng đúng ngày rằm, các gia chủ có thể tiến hành cúng trước vào ngày 14/9 âm lịch. Trong ngày này có các khung giờ đẹp như:

+ Đinh Tỵ (9h-11h): Ngọc Đường

+ Canh Thân (15h-17h): Tư Mệnh

+ Nhâm Tuất (19h-21h): Thanh Long

Về hướng xuất hành trong ngày rằm, mọi người nên tránh hướng Đông Bắc là hướng xấu; ngược lại nên chọn hướng đem đến Tài thần là hướng Đông Nam và hướng đem đến hỷ thần là hướng Đông Bắc.

Các giờ xuất hành thuận lợi là 11h-13h, 23h- 1h (Tiểu cát); 3h-5h, 15h-17h (Đại An) và 5h-7h, 17h-19h (Tốc hỷ). Xuất hành vào các giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp, niềm vui đến.

Những lưu ý khi cúng rằm tháng 9

Để ngày rằm thắp hương mang lại những điều may mắn, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:

- Dọn dẹp ban thờ 1-2 ngày trước khi thắp hương cúng rằm. Gia chủ có thể lau bụi nhưng không được làm di chuyển bát hương.

- Cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương. Không nên mặc quần áo hở hang, rách khi thắp hương.

- Chọn nhang hương cẩn thận: Nên chọn loại hương có mùi thơm nhẹ nhàng và loại hương đảm bảo an toàn, không bị ẩm dễ tắt hương khi đang thắp.

- Thắp hương nên đi kèm với lễ vật. Các gia đình chuẩn bị lễ vật lớn hay nhỏ là tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà chứ không nên quá cầu kỳ, gây lãng phí hao tổn tiền bạc.

Các gia đình chuẩn bị lễ vật lớn hay nhỏ là tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà chứ không nên quá cầu kỳ

- Khi thắp hương những người xung quanh không nói tục, chửi bậy.

Ngày rằm nên thắp mấy nén hương?

Khi thắp hương rằm, khói sẽ nhẹ nhàng bay lên, mang lại cảm giác thanh thản, tự tại, đó là nét đẹp tâm linh trong văn hóa của người Việt. Theo chuyên gia phong thủy, trong ngày rằm thông thường dân gian sử dụng hương thắp theo số lẻ. Do đó, mọi người có thể thắp 1, 3, 5, 9 nén tùy thuộc vào không gian thờ cúng.

Theo chuyên gia phong thủy, trong ngày rằm thông thường dân gian sử dụng hương thắp theo số lẻ

Thắp 1 nén hương được gọi là bình an hương. Theo quan niệm, thắp 1 nén hương là muốn cầu cho người nhà bình an, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.

Thắp 3 nén hương theo đạo Phật còn được gọi là tam bảo hương, còn thông thường trong dân gian gọi là Tam Tài Thiên – Nhân – Địa. Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật… tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương. Tuy nhiên, người ta khuyên không nên dùng 9 nén hương tại bàn thờ nhà, bàn thờ tại gia.

Văn khấn ngày rằm tháng 9 âm lịch theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn Thần linh và Thổ công

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần kèm 3 lạy)

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, hậu Thổ, chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy Đông Thần quân. Con xin kính lạy Bản gia thổ địa Long mạch. Con xin kính lạy các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Phúc đức Tôn thần. Con kính lạy các vị Tiền hậu, Địa chủ, Tài thần. Con xin kính lạy các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Gia chủ (chúng) con tên là… đang ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, gia chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, kim ngân, trà, quả, đốt nén nhang thơm dâng lên trước án. Chúng con xin thành tâm kính mời các vị Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần đang cai quản trong khu vực này. 

Con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót thương gia chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù độ hộ trì gia chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông, người người được bình an, tài lộc tăng tiến, sở nguyện tòng tâm,  sở cầu tất ứng, tâm đạo mở mang,

Chúng con lễ bạc thành tâm, dâng lên trước án, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Văn khấn cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy ngài Bản xứ Thổ địa, Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy tổ tiên, hiển tỷ, hiển khảo, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ tỷ, tổ khảo)

Gia chủ (chúng) con tên là… đang ngụ tại...

Hôm nay là ngày…., gia chủ chúng con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, trà, hoa quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời các ngài Bản cảnh Thành hoàng, bản xứ Thần linh Thổ địa, Tài thần, Bản gia Táo quân, Chư vị Đại vương, Ngũ phương, Long mạch. Cúi xin các vị giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con xin kính mời các vị tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại dòng họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại đất này,  đồng lai hâm hưởng, đồng lâm án tiền, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự an yên, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, làm ăn phát tài.

Chúng con lễ bạc thành tâm, dâng trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

H.A

Bình luận(0)