Cách cúng Rằm tháng Chạp chuẩn xác và bài bản nhất

Google News

Theo quan niệm dân gian, tháng Chạp hay bị xui xẻo, dễ mất mát tiền của và bị tai bay vạ gió. Vì vậy, chuẩn bị cách cúng rằm tháng Chạp cẩn thận và chu đáo sẽ giúp tai qua nạn khỏi, điều hạn qua đi, điềm lành sẽ tới để đón Tết thêm vui.

I. Rằm tháng Chạp là ngày gì?

1. Rằm tháng chạp vào ngày nào?

Theo phong tục trong dân gian, Rằm tháng Chạp chính là ngày 15/12 Âm lịch (tức ngày 6/1/2023 Dương lịch) ngày rằm cuối cùng của năm. Thông thường thì người dân cúng rằm được tổ chức đúng ngày. Tuy nhiên, nhiều gia đình có việc bận rộn thì có thể thực hiện lễ cúng vào ngày 14/12 Âm lịch.

2. Rằm tháng chạp với những ngày rằm khác có gì giống và khác nhau?

Trong tháng Chạp, có 3 ngày lễ cúng quan trọng là: Rằm tháng Chạp, ông Công ông Táo và Tất niên.

Theo quan niệm thời xưa để lại, cúng Rằm tháng chạp cũng không khác gì những ngày rằm khác. Tuy nhiên, tháng Chạp là thời điểm cuối năm nên người ta thường biện mâm lễ với tấm lòng thành kính để dâng lên Thần Phật, tổ tiên, mong cầu bình an, hạnh phúc cho bản thân các thành viên trong gia đình.

3. Tại sao cúng Rằm tháng Chạp lại quan trọng?

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm là ngày mặt trăng và mặt trời thông tuệ nhất, có thể giúp ta thanh lọc và hiện thực hoá lời cầu nguyện thành tâm của mình. Vào ngày này, người ta thường sắm lễ để dâng lên thần thánh và tổ tiên chứng giám với niềm tin rằng chỉ cần thành tâm cầu nguyện với người đã khuất thì lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực.

II. Cách cúng rằm tháng chạp cầu tài lộc, bình an

1. Ai là người thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp?

Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Yêu cầu trước khi làm lễ là phải thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng như: tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng,...

2. Số nén nhang được thắp cúng ngày rằm cùng với ý nghĩa đi kèm

Số nén nhang mà mọi người thắp cũng cần được chú ý kỹ bởi nó mang ý nghĩa rất quan trọng:

- 1 nén: Đem lại bình an cho gia đình

- 3 nén: Báo cho người thân bảo vệ các thành viên trong nhà và đuổi đi các tai ương

- 5 nén: Dự báo hung cát tới người khác hay mời các vị thần linh hiện về

- 7 nén (Ít khi thắp): Gọi mời thiên binh và thiên tướng

- 9 nén: Đây là tín hiệu cần cầu cứu nên nếu không cần thiết thì không thắp như thế

Số lượng nén nhang mà bạn thắp còn phụ thuộc vào không gian mình thờ cúng. Theo các chuyên gia phong thủy, nên thắp 1 nén nhang nếu như nhà bạn có ít không gian nhằm không làm cho khói ảnh hưởng tới không khí quanh đó. Không chỉ vậy, điều này còn hạn chế các tai nạn gây ra cho trẻ nhỏ và kể cả là phòng hỏa hoạn.

3. Văn khấn nôm ngày rằm tháng chạp

Dù là cúng ngày rằm tháng chạp hay bất kỳ ngày nào khác thì việc cúng lễ cũng cần thành tâm. Do vậy, gia chủ có thể khấn nôm cũng được. Có thể tham khảo bài khấn sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

(đọc 3 lần 3 lạy)

Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật.

Con kính lạy các thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là:……

Ở tại: ……

Hôm nay nhằm ngày… tháng… năm…, đúng tiết Rằm tháng Chạp.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, giấy tiền vàng bạc, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án,

Thành tâm kính mời:

- Các vị Thổ địa, Long mạch tôn thần

- Các vị thần cai quản trong khu vực này

- Cùng gia tiên nội ngoại.

Con kính xin các vị giáng lâm, chứng cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Độ cho tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến.

Cầu xin tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lạy trước án, xin được các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

(đọc 3 lần 3 lạy)

III. Mâm cỗ cúng rằm tháng chạp cần những gì

Tùy thuộc vào tập tục của mỗi địa phương, mâm cúng rằm tháng Chạp sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, có 2 loại mâm lễ chay và mâm cỗ mặn được chuẩn bị theo từng điều kiện, quan điểm và tín ngưỡng.

1. Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Chạp

Đồ lễ là để dâng lên thần linh và gia tiên nên chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.

- Đơn giản nhất là cúng lễ chay bao gồm: trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến.

- Các loại hoa quả gia chủ có thể cúng bao gồm: Phật thủ, táo, cam, dưa hấu, chuối,...

- Các loại hoa thường dùng là: hoa cúc, hoa hồng, hoa sen,...

2. Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp

- Một số gia đình muốn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Chạp tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm lễ mặn như: bánh chưng, thịt gà luộc, xôi, nem rán hoặc giò chả...

- Ở một số vùng miền, mâm cỗ còn có: bát canh măng nấu cùng xương heo, mọc hoặc canh bóng bì.

IV. Những lưu ý cần biết khi cúng ngày rằm hàng tháng

Nhằm mang lại may mắn, gia chủ và các thành viên trong gia đình cần lưu ý một vài điều sau đây khi cúng để gặp may mắn và tránh các tai họa:

- Người khấn vái hoặc gia chủ khi làm lễ cúng cần mặc trang phục nghiêm chỉnh và có thái độ kính cẩn và đúng mực.

- Thứ tự thực hiện cúng bái: cúng Thổ Công trước rồi đến Chân linh Gia tiên.

- Gia chủ cần đọc chính xác tên những vị thần linh có trong văn khấn rằm tháng chạp khi cúng Thổ Công.

- Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trên mâm cúng sao cho thích hợp với văn hóa và phong tục của Việt Nam.

- Chọn lựa giờ và ngày hợp với phong thủy để gia chủ được may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

- Đọc bài văn khấn phù hợp với mục đích cúng bái và điều kiện của mỗi gia đình.

JIEUN

Bình luận(0)