Ở vùng núi cao của Ninh Thuận có một bé gái 3 tuổi rất đáng thương, đến mức chỉ cần hỏi tên là ai cũng biết. Đó là bé Kim – hiện sinh sống cùng ông bà ngoại trong túp lều rách nát trong rừng. Bé không biết tiếng Kinh, không biết mặt cha mẹ đẻ là ai, cũng không được ăn cái ngon thức lạ bao giờ…
Ông Bác (SN 1974) – ông ngoại của bé Kim cho biết: “Bé Kim là cháu ngoại của vợ chồng tôi. Mẹ nó sinh ra rồi bỏ nhà đi không lời biệt từ, để lại con bé cho vợ chồng tôi chăm sóc. Giờ con bé đã 3 tuổi nhưng có biết mặt mũi của mẹ đẻ ra sao đâu. Tội nghiệp lắm”.
Vừa dứt lời, người đàn ông dân tộc tiếp tục trầm ngâm suy nghĩ về điều gì đó rồi thở dài. “Đúng là sinh con mà không biết tính cách của nó ra sao. Tôi không thể ngờ có một ngày đứa con mà vợ chồng tôi dứt ruột đẻ ra lại tệ hại đến thế. Nó có bầu nhưng không nói cho chúng tôi biết cha đứa trẻ là ai, rồi bỏ đi miết không một lần về thăm bé Kim. Nó cũng chẳng gửi tiền về để phụ vợ chồng tôi nuôi con bé”.
Nhiều lần cô bé lên 3 muốn hỏi ông bà về “nguồn gốc”: cha là ai? mẹ đi đâu?... Người đàn ông đành kìm nén nỗi đau đớn, dứt ruột trả lời với cháu ngoại rằng: “Cha mẹ con đi làm ở thành phố, kiếm tiền nuôi con lớn”. Đứa trẻ với bản chất thơ ngây một mực không cần ăn ngon cũng chẳng cần mặc đẹp, chỉ cần cha mẹ mà thôi.
Bé Kim thơ ngây không biết mặt cha mẹ là ai?
“Tôi cũng muốn nó gọi điện về hỏi thăm con gái của nó đôi ba câu rồi nói chuyện điện thoại với con. Cực ở chỗ, nó có gọi về đâu chứ. Chúng tôi lại chẳng có thông tin liên lạc của nó để mà gọi. Có lẽ nó đã quê ở quê có cha mẹ nghèo và đứa con gái bé nhỏ”, người đàn ông 49 tuổi cho biết.
Bé Kim lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại. Cuộc sống của bé dù không được đủ đầy như con nhà người ta nhưng chưa một ngày phải đói phải khát. Song cơ thể bé thường xuyên bị ghẻ nở, ngứa khắp… ông bà lại không rõ bị bệnh gì, không có tiền để đưa đi bệnh viện tỉnh thăm khám và điều trị.
“Nó ngứa gãi đến mức chảy máu. Vợ chồng tôi nhìn xót cháu lắm mà không biết phải làm sao nữa? Tôi có dùng lá rừng để tắm cho nhưng vẫn không khỏi. Người ta bảo tôi phải đưa con bé xuống thành phổ để bác sĩ kiểm tra, cho thuốc điều trị. Song tôi làm gì có tiền có xe mà xuống tận đó chứ”, người đàn ông thành thật.
Nhắc đến chuyện vì sao không ở dưới làng mà lên rừng dựng lán để ở. Ông ngoại của Kim cho biết nhà ở dưới đó đã rột nát, hư hỏng cả… Mùa mưa chỉ cần một tiếng là nước vào ngập lưng chừng, ướt sạch cả người lẫn đồ đạc. Vì thế vợ chồng ông phải đưa cháu gái lên rừng tránh ngập.
Bé Kim cũng ông ngoại trong túp lều trên rừng.
Dù thế chiếc lán ở rừng của gia đình này vẫn chẳng thể tươm tất hơn là bao. Họ chỉ đơn giản là căng bạt ra, kê thêm chiếc giường cũ kỹ rồi coi đó là trốn ăn ở, ngủ nghỉ. “Mùa này ở được chứ sang mùa mưa tôi phải che chắn 4 xung quanh. Ở đây không có điện nước sạch, chủ yếu là dùng bình sạc pin và lấy nước từ dưới suối lên.
Người ta cứ nghĩ chúng tôi lên đây ở để tiện lợi cho công việc nhưng thực tế làm gì có việc mà làm chứ. Chúng tôi chỉ vào rừng hái rau quả để duy trì bữa ăn hằng ngày thôi”, ông nói.
“Vậy cô chú lấy đâu tiền để trang trải cuộc sống?”, khi được hỏi người đàn ông cho biết thường hai vợ chồng sẽ vay nợ người ta hoặc mua thiếu gạo, muối đến khi nào có thì trả. Bởi ở đây ai cũng biết rõ hoàn cảnh của gia đình.
“Chúng tôi không có xe máy để đi làm xa. Thường người ta sẽ thuê mình đi xa vào tận trong vườn hái cà phê. Vì thế chúng tôi cứ thất nghiệp thôi. Tôi luôn ước có chiếc xe máy cũ để đi mần cho vợ - cháu gái đỡ cực. Tôi còn mong con gái sẽ quay trở về nhà gặp bé Kim một lần rồi đi hẳn cũng được. Tôi rất sợ khi phải nói dối với con bé rằng mẹ đi xa vì chỉ vài năm nữa nó lớn sẽ biết tất cả”, ông ngoại của bé Kim tâm sự.