Bản thân bác bị bệnh hiếm muộn, không sinh được nên bác không có ý định đi bước nữa. Lại thêm phải vất vả làm lụng nuôi cháu gái nên bao năm bác chấp nhận ở vậy nuôi tôi ăn học. Trong làng có nhiều người đến hỏi làm vợ nhưng bác đều từ chối. Bác nói ở tuổi này chẳng nghĩ đến những vướng bận về hôn nhân mà chỉ có 1 mong ước cho tôi được sống hạnh phúc. Vì thế có thể nói, bác chẳng khác nào người mẹ thứ 2 của tôi.
Từ nhỏ tôi đã được bác ruột cưu mang nên sau khi lập gia đình, tôi đón bác về ở cùng. (Ảnh minh họa)
Khi tôi ra trường và có việc làm ổn định 2 năm thì kết hôn. Trước cưới, chúng tôi đã cố gắng làm lụng để mua được căn chung cư nhỏ ổn định cuộc sống. Sau đám cưới, tôi cũng đón bác về ở cùng 2 vợ chồng. Quyết định này của tôi được chồng và cả nhà anh ủng hộ vì họ biết bác chẳng khác gì người mẹ thứ 2, chăm lo cho tôi hai mươi mấy năm nay.
Suốt 10 năm nay, bác sống cùng vợ chồng tôi và cuộc sống lúc nào cũng vui vẻ êm đềm. Dù mang bầu và sinh con lần 1 rất chật vật vì bị một số bệnh lý nhưng tôi luôn cố gắng chăm sóc cho bác chu đáo nhất. Ngược lại gần 70 tuổi nhưng bác vẫn vào bếp nấu cơm hàng ngày, chăm cho tôi và con gái mới sinh.
Còn nhớ khi tôi sinh con đầu lòng, bác tự tay nấu các bữa cơm cữ cho cháu gái ăn. Bác nấu ăn ngon và thường xuyên thay đổi nên bữa nào cũng rất đưa miệng. Dù già cả nhưng bác luôn thức cùng tôi chăm bé mới sinh. Vì thế những tháng ngày ở cữ của tôi nhàn tênh và hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh chóng nhờ có bác.
Sau sinh con đầu lòng, vợ chồng tôi để tự nhiên nhưng mãi chưa có con thứ 2. Nghĩ con cái đến là cái duyên nên 2 vợ chồng chủ quan không đi khám bệnh. Mãi đến khi bác giục đi thì 2 vợ chồng mới thu xếp đi khám. Nào ngờ bác sĩ nói 2 vợ chồng tôi bị vô sinh thứ phát.
Dù đã làm hết các xét nghiệm cho 2 vợ chồng nhưng bác sĩ vẫn kết luận cả 2 bình thường. Tuy nhiên, họ cũng nói cần xác định nguyên nhân và tình trạng vô sinh cụ thể mà vợ chồng đang mắc phải, sau đó mới có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Lần nào đi khám về, bác cũng hỏi han rất cụ thể và nhắc chúng tôi phải đảm bảo tuân thủ quá trình điều trị một cách nghiêm túc và tích cực. Tuổi đã cao mà bác cũng biết đường khuyên 2 cháu phải tìm tới những bệnh viện có sự kết hợp giữa khoa phụ sản và nam khoa để nâng cao khả năng có con.
Cuối cùng tôi cũng mang bầu. Nhưng từ khi tôi có tin vui cũng là thời điểm sức khỏe của bác bắt đầu yếu hơn. Nhiều lúc bác nắm tay bảo cháu gái rằng, không biết bác có thể đợi đến ngày tôi sinh để nhìn mặt em bé thứ 2 không. Và cuối cùng bác cũng không đợi được đến ngày đó.
Khi mang bầu ở tháng thứ 5 thai kỳ, một ngày đang đi làm tôi nhận được cuộc gọi của bố mẹ chồng báo bác bị ngã trong nhà vệ sinh, phải đưa vào viện gấp. Nghe mẹ chồng tôi kể, hôm đó sang chơi vừa vào nhà thì đã thấy bác bị ngã nên đưa ngay đi viện. Vào viện mới biết bác bị đột quỵ nặng không thể qua khỏi. Bác đã mất trước khi tôi vào đến nơi khiến tôi rất đau lòng.
Lúc ấy tôi cũng được mẹ chồng đưa cho một chiếc hộp màu nâu. Bà nói rằng trước khi đưa đi cấp cứu, bác có đưa cho chiếc hộp này và nhờ đưa lại cho cô cháu gái.
Tôi cũng quên luôn về chiếc hộp màu nâu kia cho tới khi lo xong hậu sự cho bác mới nhớ ra. Về mở hộp là 1 đôi vòng ngọc và 1 tờ di chúc cho cháu gái. Bác cũng bảo tuy không đợi được bé thứ 2 chào đời nhưng bác để lại đôi vòng ngọc này cho 2 con tôi. Khi nào 2 con lớn thì tôi trao lại cho chúng.
Nghĩ đến tấm lòng bác dành cho trước khi mất mà vợ chồng tôi thấy ấm lòng. (Ảnh minh họa)
Nhận được quà của người bác nghèo, chưa nói đến giá trị bằng tiền của cả đời của bác để lại cho 2 cháu nhưng nghĩ đến tấm lòng bác dành cho trước khi mất mà vợ chồng tôi thấy ấm lòng. Giờ bầu 5 tháng, tôi chỉ mong thai kỳ khỏe mạnh để thai nhi hoàn thiện và phát triển tốt nhất. Không biết trong giai đoạn này, tôi nên ăn uống như nào để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, “vào con nhưng không vào mẹ” các mẹ nhỉ?
Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì để vào con?
Trong giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể thai nhi đang dần hoàn thiện và phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu kĩ hơn về thực đơn ăn uống trong giai đoạn tháng thứ 5 để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, “vào con nhưng không vào mẹ”. Trong giai đoạn này mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, như:
- Thực phẩm giàu protein có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, đậu, các loại và ngũ cốc sẽ giúp con lớn lên một cách khỏe mạnh.
- Thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau như cà rốt, cà chua, củ cải đường, rau lá xanh và bắp cải sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa hoặc cải thiện phần nào tình trạng táo bón trong thai kỳ của mẹ.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất chứa trong một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm giúp tăng cường sức đề kháng của thai phụ.
- Thực phẩm chứa sắt: Mỗi ngày cơ thể người mẹ cần hấp thụ từ 20-30mg sắt để có thể bổ sung thông qua thực phẩm và uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực phẩm giàu acid béo Omega 3 thường có trong các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó và hạt hướng dương. Đây là loại acid đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và cải thiện chức năng thị giác của bé.
- Thực phẩm giàu Choline: Đóng vai trò lớn trong sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh.
- Thực phẩm giàu acid folic: Việc tiêu thụ đủ lượng acid folic có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật khác ở môi, tim, ống tiểu và các chi của em bé. Mẹ có thể chọn cách bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm như rau xanh đậm, súp lơ, rau chân vịt hay măng tây…
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm được bổ sung chủ yếu thông qua hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả… giúp hình thành các tế bào não, giúp phát triển não bộ ở thai nhi.
- Uống nhiều nước: Ở giai đoạn quan trọng này, thai phụ nên bổ sung nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít/ ngày sẽ giúp chống lại táo bón.
- Uống nhiều sữa: Trong sữa chứa hàm lượng canxi lớn. Việc mẹ bầu bổ sung nhiều sữa sẽ góp phần hình thành khung xương chắc khỏe cho thai nhi, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt nhất cho con.