Cáp treo tự chế ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được một số hộ dân nơi đây sử dụng để làm phương tiện vận chuyển người đi làm, cùng các mặt hàng nông sản (chuối, ổi, táo...) từ phần bãi bồi bên kia sông về nhà.Hệ thống cáp treo được người dân nơi đây chế tạo khá công phu. Từ phần trụ cột cho đến hệ thống các dây cáp, máy móc, ròng rọc... đều được móc nối với nhau rất cẩn thận. Theo bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội - Cũng chính là hộ gia đình đang trông coi cáp treo còn hoạt động) cho biết: "Cáp treo được đưa vào sử dụng hơn 1 năm. Chúng tôi cùng nhau quyên góp hơn 20 triệu để tự dựng lên hệ thống cáp treo này (7 hộ gia đình). Mục đích chính chỉ để phục vụ cho việc chở các mặt hàng nông sản trồng bên kia bãi qua sông về cho đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn. Trước đây, chưa có cáp treo mọi người thường dùng thuyền nhỏ để đi qua sông". Được biết, hệ thống cáp treo kéo dài hơn 100 m (từ bờ bên này sang bờ bên kia), trụ cột được những người dân nơi đây đúc bằng bê tông sâu khoảng 1m. Còn để vận hành cho cáp treo chạy người dân dùng bộ động cơ chế từ xe máy cũ. Cận cảnh bộ động cơ chế từ chiếc xe máy cũ được người dân thôn Mai Châu dùng để vận hành cáp treo qua sông. Đáng chú ý hơn,đường dây cáp được người dân nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ một cách rất khéo léo. Giá đỡ của cáp treo tự chế làm bằng những thanh sắt to hàn ghép vào nhau. Hầu hết 7 hộ dân góp chung nhau tiền để dựng cáp treo đều tỏ ra vui sướng khi họ có cây cáp treo này, bởi nó đã giảm thiểu rất nhiều sức lao động, công vận chuyển hàng hóa của họ từ phía bên kia bãi sông về nhà. Nhiều người dân cho biết, nếu lần đầu đi chắc chắn sẽ cảm thấy nguy hiểm nhưng họ đi mãi rồi cũng thành quen.
Cáp treo tự chế ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được một số hộ dân nơi đây sử dụng để làm phương tiện vận chuyển người đi làm, cùng các mặt hàng nông sản (chuối, ổi, táo...) từ phần bãi bồi bên kia sông về nhà.
Hệ thống cáp treo được người dân nơi đây chế tạo khá công phu. Từ phần trụ cột cho đến hệ thống các dây cáp, máy móc, ròng rọc... đều được móc nối với nhau rất cẩn thận.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội - Cũng chính là hộ gia đình đang trông coi cáp treo còn hoạt động) cho biết: "Cáp treo được đưa vào sử dụng hơn 1 năm. Chúng tôi cùng nhau quyên góp hơn 20 triệu để tự dựng lên hệ thống cáp treo này (7 hộ gia đình). Mục đích chính chỉ để phục vụ cho việc chở các mặt hàng nông sản trồng bên kia bãi qua sông về cho đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn. Trước đây, chưa có cáp treo mọi người thường dùng thuyền nhỏ để đi qua sông".
Được biết, hệ thống cáp treo kéo dài hơn 100 m (từ bờ bên này sang bờ bên kia), trụ cột được những người dân nơi đây đúc bằng bê tông sâu khoảng 1m. Còn để vận hành cho cáp treo chạy người dân dùng bộ động cơ chế từ xe máy cũ.
Cận cảnh bộ động cơ chế từ chiếc xe máy cũ được người dân thôn Mai Châu dùng để vận hành cáp treo qua sông.
Đáng chú ý hơn,đường dây cáp được người dân nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ một cách rất khéo léo.
Giá đỡ của cáp treo tự chế làm bằng những thanh sắt to hàn ghép vào nhau.
Hầu hết 7 hộ dân góp chung nhau tiền để dựng cáp treo đều tỏ ra vui sướng khi họ có cây cáp treo này, bởi nó đã giảm thiểu rất nhiều sức lao động, công vận chuyển hàng hóa của họ từ phía bên kia bãi sông về nhà. Nhiều người dân cho biết, nếu lần đầu đi chắc chắn sẽ cảm thấy nguy hiểm nhưng họ đi mãi rồi cũng thành quen.