Như thường lệ, vào mỗi buổi sáng, bà Nguyễn Thị Bích Loan (47 tuổi, khóm 3, phường 4, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) đều chuẩn bị “đồ nghề” mang ra góc đường 3/2, phường 1, TP.Vĩnh Long để bắt đầu một ngày mưu sinh.“Đồ nghề” kiếm sống của bà Loan chỉ đơn giản là chiếc bàn gỗ cũ, vài cuộn nilon, 1 cái kéo, một ít than gỗ, cùng chiếc bàn ủi con gà có từ trước giải phóng.Bà Loan cho biết, nghề này học lại từ người chồng của bà hơn chục năm trước. Do cuộc sống khó khăn, từ khi bà thành thạo nghề cũng là lúc chồng bà chuyển sang cắt chìa khóa và mở tiệm ở gần đó.“Nếu như trước đây, trung bình mỗi ngày tôi kiếm được trên 100 nghìn đồng thì giờ chỉ còn vài chục nghìn đồng. Dù khó khăn, nhưng tôi cũng khó bỏ được nghề này, bởi nó đã gắn bó với vợ chồng tôi gần 20 năm nay. Nghề này không chỉ nuôi sống gia đình tôi, mà còn giúp tôi nuôi cậu con trai duy nhất đang học lớp 12 và đang theo đuổi giấc mơ vào đại học”, bà Loan chia sẻ.Cũng theo bà Loan, tại trung tâm thành phố này, ngoài điểm ép dẻo bằng bàn ủi cổ như bà còn có 3 điểm ép dẻo khác cũng tồn tại hàng chục năm.Công đoạn cuối cùng là dùng kéo cắt gọn lại tờ giấy vừa ép. Ảnh: Thanh Lâm.Một cụ cao niên ở phường 1 (TP.Vĩnh Long) tâm sự, nghề ép dẻo các loại giấy tờ bằng bàn ủi con gà đã giúp ông khơi gợi những ký ức đẹp của nếp sống đô thị ngày xưa, và đây chính là những kỷ niệm mà ít nơi còn giữ lại được.
Như thường lệ, vào mỗi buổi sáng, bà Nguyễn Thị Bích Loan (47 tuổi, khóm 3, phường 4, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) đều chuẩn bị “đồ nghề” mang ra góc đường 3/2, phường 1, TP.Vĩnh Long để bắt đầu một ngày mưu sinh.
“Đồ nghề” kiếm sống của bà Loan chỉ đơn giản là chiếc bàn gỗ cũ, vài cuộn nilon, 1 cái kéo, một ít than gỗ, cùng chiếc bàn ủi con gà có từ trước giải phóng.
Bà Loan cho biết, nghề này học lại từ người chồng của bà hơn chục năm trước. Do cuộc sống khó khăn, từ khi bà thành thạo nghề cũng là lúc chồng bà chuyển sang cắt chìa khóa và mở tiệm ở gần đó.
“Nếu như trước đây, trung bình mỗi ngày tôi kiếm được trên 100 nghìn đồng thì giờ chỉ còn vài chục nghìn đồng. Dù khó khăn, nhưng tôi cũng khó bỏ được nghề này, bởi nó đã gắn bó với vợ chồng tôi gần 20 năm nay. Nghề này không chỉ nuôi sống gia đình tôi, mà còn giúp tôi nuôi cậu con trai duy nhất đang học lớp 12 và đang theo đuổi giấc mơ vào đại học”, bà Loan chia sẻ.
Cũng theo bà Loan, tại trung tâm thành phố này, ngoài điểm ép dẻo bằng bàn ủi cổ như bà còn có 3 điểm ép dẻo khác cũng tồn tại hàng chục năm.
Công đoạn cuối cùng là dùng kéo cắt gọn lại tờ giấy vừa ép. Ảnh: Thanh Lâm.
Một cụ cao niên ở phường 1 (TP.Vĩnh Long) tâm sự, nghề ép dẻo các loại giấy tờ bằng bàn ủi con gà đã giúp ông khơi gợi những ký ức đẹp của nếp sống đô thị ngày xưa, và đây chính là những kỷ niệm mà ít nơi còn giữ lại được.