Hầm than mới được cấp phép thăm dò trở lại, nhưng theo người dân địa phương cho biết, hầm vẫn khai thác bình thường từ trước tới nay. Đến sáng nay 22/11, một nạn nhân bị mắc kẹt vẫn chưa được tìm thấy, trong vụ sập hầm khiến 2 người đã tử vong và người còn lại lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm, xảy ra hôm 18/11.Theo khảo sát của phóng viên, khu vực này trước đó có khoảng 3 căn hầm được khai thác than. Và không ít lần xảy ra tai nạn lao động.Những vỉa than non sau khi khai thác còn sót lại, khiến quả đồi trở nên "trơ xương" như một bãi chiến trường.Xung quanh khu vực đồi, vẫn còn những lán trại cho các công nhân khai thác. Họ vẫn được thuê để khai thác những vỉa còn sót lại, với giá 200.000 đồng/1 ngày công. Tuy nhiên, vấn đề an toàn lao động đối với các công nhân ở đây là điều rất "xa xỉ".Những vỉa than sau khi được "moi" lên khỏi lòng núi thì quả đồi còn lại là than non, đá trộn đất.Những hủm, rãnh, vực để lại từ việc khai thác than, gây nguy hiểm khôn lường cho người dân địa phương.Để có thể trồng cấy được trên nền đất trộn than đá thế này quả là điều không tưởng.Dường như tre là thứ cây còn có thể tồn tại được tại nơi đây.Nguy cơ sạt lở mỗi mùa mưa đến là điều mà người dân nơi đây lo lắng nhất. "Lúc hết than thì chúng tôi cũng chẳng thể trồng cấy được gì trên loại đất như thế này nữa", người dân cho biết.Cận cảnh một căn hầm đã bỏ không từ lâu. Nguy cơ sụp có thể xảy ra bất cứ lúc nào dẫn đến hiện tượng sạt, lở núi là điều hiển nhiên.Than thành phẩm sau khi khai thác được đưa ra cách nơi khai thác khoảng 6-7 km. Công cuộc khai thác "vàng đen" nơi đây đang gây nên những nguy hiểm khó lường cho người dân địa phương, thực tế xảy ra là vụ sập hầm lò khiến 2 nạn nhân đã tử vong và 1 người còn mắc kẹt chưa được tìm thấy.
Hầm than mới được cấp phép thăm dò trở lại, nhưng theo người dân địa phương cho biết, hầm vẫn khai thác bình thường từ trước tới nay. Đến sáng nay 22/11, một nạn nhân bị mắc kẹt vẫn chưa được tìm thấy, trong vụ sập hầm khiến 2 người đã tử vong và người còn lại lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm, xảy ra hôm 18/11.
Theo khảo sát của phóng viên, khu vực này trước đó có khoảng 3 căn hầm được khai thác than. Và không ít lần xảy ra tai nạn lao động.
Những vỉa than non sau khi khai thác còn sót lại, khiến quả đồi trở nên "trơ xương" như một bãi chiến trường.
Xung quanh khu vực đồi, vẫn còn những lán trại cho các công nhân khai thác. Họ vẫn được thuê để khai thác những vỉa còn sót lại, với giá 200.000 đồng/1 ngày công. Tuy nhiên, vấn đề an toàn lao động đối với các công nhân ở đây là điều rất "xa xỉ".
Những vỉa than sau khi được "moi" lên khỏi lòng núi thì quả đồi còn lại là than non, đá trộn đất.
Những hủm, rãnh, vực để lại từ việc khai thác than, gây nguy hiểm khôn lường cho người dân địa phương.
Để có thể trồng cấy được trên nền đất trộn than đá thế này quả là điều không tưởng.
Dường như tre là thứ cây còn có thể tồn tại được tại nơi đây.
Nguy cơ sạt lở mỗi mùa mưa đến là điều mà người dân nơi đây lo lắng nhất. "Lúc hết than thì chúng tôi cũng chẳng thể trồng cấy được gì trên loại đất như thế này nữa", người dân cho biết.
Cận cảnh một căn hầm đã bỏ không từ lâu. Nguy cơ sụp có thể xảy ra bất cứ lúc nào dẫn đến hiện tượng sạt, lở núi là điều hiển nhiên.
Than thành phẩm sau khi khai thác được đưa ra cách nơi khai thác khoảng 6-7 km. Công cuộc khai thác "vàng đen" nơi đây đang gây nên những nguy hiểm khó lường cho người dân địa phương, thực tế xảy ra là vụ sập hầm lò khiến 2 nạn nhân đã tử vong và 1 người còn mắc kẹt chưa được tìm thấy.