Đến hẹn lại lên hội Lim được bắt đầu từ ngày 12 đến hết ngày 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Ngày 13 âm lịch là ngày chính hội với nhiều hoạt động của những người yêu quan họ trong và ngoài tỉnh. Hàng nghìn du khách đã về dự hội.Lễ hội vùng Lim được tổ chức trong hai ngày 19 và 20 /2/2016 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Bính Thân) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo và tiêu biểu, thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc.Hội Lim đã diễn ra các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng làng, các danh thần, liệt nữ tại các đền Cô Lũng, lăng Hồng Vân…Có các hoạt động hát giao lưu, hát đối đáp quan họ và các hoạt động vui chơi giải trí khác.Dòng người đông nghịt trên các con đường dẫn đến đồi Lim.Điều đặc sắc nhất ở hội Lim năm nay chính là tỉnh Bắc Ninh đã dành nguồn kinh phí khá lớn cho việc xây dựng một không gian quan họ mới mẻ trên đồi Lim để xứng tầm của một lễ hội - di sản quốc gia, bên cạnh đó nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc.Biển người trước sân khấu nghe liền anh, liền chị hát quan họ.Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc “mở cửa” các gia đình nghệ nhân nổi tiếng đất Kinh Bắc đã chiếm được cảm tình của không ít người yêu quan họ. Du khách vừa có thể nghe trực tiếp các nghệ nhân hát quan họ “mộc”, vừa được thưởng thức li trà bên những miếng trầu têm cánh phượng.Để giữ gìn nét đặc sắc văn hóa cho không gian hội Lim, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tiên Du, Phó BTC Hội Lim cho biết: ngay từ đầu năm 2016, huyện Tiên Du đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức lễ hội Lim đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện nhiều lệnh “cấm” như nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ ngửa nón xin tiền, nghiêm cấm hát nhạc mới, hát văn, nhảy đồng tại các địa điểm tổ chức hội Lim.Tuy nhiên, theo quan sát của PV hiện tượng ngả nón xin tiền vẫn diễn ra.Dù là việc ngả nón xin tiền của các liền anh liền chị đã có phần tế nhị hơn, không "ép" khách mà chỉ ngả nón nhận tiền du khách thưởng cho khi mời trầu.
Đến hẹn lại lên hội Lim được bắt đầu từ ngày 12 đến hết ngày 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Ngày 13 âm lịch là ngày chính hội với nhiều hoạt động của những người yêu quan họ trong và ngoài tỉnh. Hàng nghìn du khách đã về dự hội.
Lễ hội vùng Lim được tổ chức trong hai ngày 19 và 20 /2/2016 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Bính Thân) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo và tiêu biểu, thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc.
Hội Lim đã diễn ra các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng làng, các danh thần, liệt nữ tại các đền Cô Lũng, lăng Hồng Vân…Có các hoạt động hát giao lưu, hát đối đáp quan họ và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Dòng người đông nghịt trên các con đường dẫn đến đồi Lim.
Điều đặc sắc nhất ở hội Lim năm nay chính là tỉnh Bắc Ninh đã dành nguồn kinh phí khá lớn cho việc xây dựng một không gian quan họ mới mẻ trên đồi Lim để xứng tầm của một lễ hội - di sản quốc gia, bên cạnh đó nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc.
Biển người trước sân khấu nghe liền anh, liền chị hát quan họ.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc “mở cửa” các gia đình nghệ nhân nổi tiếng đất Kinh Bắc đã chiếm được cảm tình của không ít người yêu quan họ. Du khách vừa có thể nghe trực tiếp các nghệ nhân hát quan họ “mộc”, vừa được thưởng thức li trà bên những miếng trầu têm cánh phượng.
Để giữ gìn nét đặc sắc văn hóa cho không gian hội Lim, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tiên Du, Phó BTC Hội Lim cho biết: ngay từ đầu năm 2016, huyện Tiên Du đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức lễ hội Lim đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện nhiều lệnh “cấm” như nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ ngửa nón xin tiền, nghiêm cấm hát nhạc mới, hát văn, nhảy đồng tại các địa điểm tổ chức hội Lim.
Tuy nhiên, theo quan sát của PV hiện tượng ngả nón xin tiền vẫn diễn ra.
Dù là việc ngả nón xin tiền của các liền anh liền chị đã có phần tế nhị hơn, không "ép" khách mà chỉ ngả nón nhận tiền du khách thưởng cho khi mời trầu.