Ga Hạ Long là một nhà ga nghìn tỷ được đầu tư hoành tráng, các trang thiết bị hiện đại bậc nhất miền Bắc, nằm trong dự án thuộc tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư... Ga có khu vực phòng chờ khang trang, nơi bán vé rộng rãi, khu vực bán hàng ăn phục vụ khách hàng, khu vực điều hành tàu.... Đặc biệt, ga Hạ Long có đến 6 đường ray khổ ray 1.435 m,1.067 m, công suất 12 chuyến/ngày đón gửi khách, hai đường ray chuẩn bị toa tàu. Ngoài ra, nhà ga còn có cả hệ thống đường ngầm hiện đại. Dù được đầu tư hoành tráng nhưng khi đi vào hoạt động (tháng 10/2014) đến nay, nhà ga này luôn trong tình trạng vắng như “chùa Bà Đanh” với một ngày chỉ một đoàn tàu chợ cập ga, vẻn vẹn chỉ khoảng 30 hành khách cùng ít hàng hóa.Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long, Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Lạng cho biết, thiết kế, nhà ga được xây dựng có năng lực đón 6-7 đôi tàu khách/ngày đêm giai đoạn đầu và 10-11 đôi tàu khách/ngày đêm giai đoạn sau. Tuy nhiên, thực tế hiện nay mỗi ngày ga Hạ Long chỉ đón một chuyến tàu duy nhất xuất phát từ ga Yên Viên (Hà Nội) đến ga Hạ Long vào lúc 12 giờ 12 phút. Sau đó, tàu này quay ngược về ga Yên Viên, xuất phát lúc 13 giờ 40 phút.“Hiện ga còn 8 nhân viên, ngày chỉ đón tiễn có một chuyến tàu. Rất mong có tàu nhưng không có nên chỉ đón tiễn có một chuyến. Một chuyến ở đây đi cũng chỉ bán vé được khoảng 30 người”, ông Nguyễn Đức Đại cho biết.“Từ 1/1/2015 trở lại đây, chức năng của chúng tôi giờ chỉ là chỉ huy chạy tàu và kinh doanh kết cấu hạ tầng để phục vụ chạy tàu. Do ít khách, ít chuyến nên mỗi chuyến tàu lỗ khoảng chục triệu đồng. Toàn tổng công ty cũng biết việc này. Một tuyến còn một đoàn tàu chạy nhưng cũng không thể bỏ được vì đây còn là vấn đề an sinh xã hội”, ông Nguyễn Đức Đại nêu ý kiến.Hầm đi bộ của ga nghìn tỷ như bị bỏ hoang không một bóng người qua lại.Cảnh ga đã ảm đạm, ai đó còn dán lên cây cột điện tờ rơi quảng cáo vay vốn ngân hàng.Sân trước nhà ga cho đơn vị khác mượn để làm chỗ đổ bê tông nhưng không khỏa lấp được đi sự trống vắng.Thi thoảng, vài đứa trẻ kéo đến sân ga làm nơi vui chơi.Do ngày mới chỉ có một chuyến tàu, nhiều đường ray dù làm từ lâu nhưng không có dấu vết bánh tàu chạy qua...Những đường ray vắng những con tàu.Như một quy luật, khi không được sử dụng hết công suất, nhiều công trình sẽ xuống cấp. Tại nhà ga, một số công trình đã xuất hiện những vết nứt.Nền gạch cũng đã bong chóc lên.Ngay trong phòng làm việc của trưởng ga Hạ Long, vết nứt xé ngang tường.Tương tự như ga Hạ Long, ga Cái Lân nằm cách đó vài km cũng trong tình trạng bỏ hoang dù được đầu tư khá lớn. Khu nhà chức năng vắng lặng, những đường ray nằm im không bóng con tàu. Từ lúc hoạt động nhà ga này đón khoảng 10 chuyến tàu rồi trong cảnh “bỏ hoang” từ đó đến giờ...Đó dường như là bài toán khó cho ngành đường sắt với dự án đầu tư nghìn tỷ, nhưng xây dựng xong dường như bỏ hoang, gây lên sự lãng phí.
Ga Hạ Long là một nhà ga nghìn tỷ được đầu tư hoành tráng, các trang thiết bị hiện đại bậc nhất miền Bắc, nằm trong dự án thuộc tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư... Ga có khu vực phòng chờ khang trang, nơi bán vé rộng rãi, khu vực bán hàng ăn phục vụ khách hàng, khu vực điều hành tàu.... Đặc biệt, ga Hạ Long có đến 6 đường ray khổ ray 1.435 m,1.067 m, công suất 12 chuyến/ngày đón gửi khách, hai đường ray chuẩn bị toa tàu. Ngoài ra, nhà ga còn có cả hệ thống đường ngầm hiện đại.
Dù được đầu tư hoành tráng nhưng khi đi vào hoạt động (tháng 10/2014) đến nay, nhà ga này luôn trong tình trạng vắng như “chùa Bà Đanh” với một ngày chỉ một đoàn tàu chợ cập ga, vẻn vẹn chỉ khoảng 30 hành khách cùng ít hàng hóa.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long, Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Lạng cho biết, thiết kế, nhà ga được xây dựng có năng lực đón 6-7 đôi tàu khách/ngày đêm giai đoạn đầu và 10-11 đôi tàu khách/ngày đêm giai đoạn sau. Tuy nhiên, thực tế hiện nay mỗi ngày ga Hạ Long chỉ đón một chuyến tàu duy nhất xuất phát từ ga Yên Viên (Hà Nội) đến ga Hạ Long vào lúc 12 giờ 12 phút. Sau đó, tàu này quay ngược về ga Yên Viên, xuất phát lúc 13 giờ 40 phút.
“Hiện ga còn 8 nhân viên, ngày chỉ đón tiễn có một chuyến tàu. Rất mong có tàu nhưng không có nên chỉ đón tiễn có một chuyến. Một chuyến ở đây đi cũng chỉ bán vé được khoảng 30 người”, ông Nguyễn Đức Đại cho biết.
“Từ 1/1/2015 trở lại đây, chức năng của chúng tôi giờ chỉ là chỉ huy chạy tàu và kinh doanh kết cấu hạ tầng để phục vụ chạy tàu. Do ít khách, ít chuyến nên mỗi chuyến tàu lỗ khoảng chục triệu đồng. Toàn tổng công ty cũng biết việc này. Một tuyến còn một đoàn tàu chạy nhưng cũng không thể bỏ được vì đây còn là vấn đề an sinh xã hội”, ông Nguyễn Đức Đại nêu ý kiến.
Hầm đi bộ của ga nghìn tỷ như bị bỏ hoang không một bóng người qua lại.
Cảnh ga đã ảm đạm, ai đó còn dán lên cây cột điện tờ rơi quảng cáo vay vốn ngân hàng.
Sân trước nhà ga cho đơn vị khác mượn để làm chỗ đổ bê tông nhưng không khỏa lấp được đi sự trống vắng.
Thi thoảng, vài đứa trẻ kéo đến sân ga làm nơi vui chơi.
Do ngày mới chỉ có một chuyến tàu, nhiều đường ray dù làm từ lâu nhưng không có dấu vết bánh tàu chạy qua...
Những đường ray vắng những con tàu.
Như một quy luật, khi không được sử dụng hết công suất, nhiều công trình sẽ xuống cấp. Tại nhà ga, một số công trình đã xuất hiện những vết nứt.
Nền gạch cũng đã bong chóc lên.
Ngay trong phòng làm việc của trưởng ga Hạ Long, vết nứt xé ngang tường.
Tương tự như ga Hạ Long, ga Cái Lân nằm cách đó vài km cũng trong tình trạng bỏ hoang dù được đầu tư khá lớn. Khu nhà chức năng vắng lặng, những đường ray nằm im không bóng con tàu. Từ lúc hoạt động nhà ga này đón khoảng 10 chuyến tàu rồi trong cảnh “bỏ hoang” từ đó đến giờ...
Đó dường như là bài toán khó cho ngành đường sắt với dự án đầu tư nghìn tỷ, nhưng xây dựng xong dường như bỏ hoang, gây lên sự lãng phí.