Sau những hoạt động chính là sản xuất thép, nội thất, Hòa Phát chính thức lấn sân sang thị trường chăn nuôi. Hòa Phát là một trong những tập đoàn đa ngành lớn Việt Nam do ông Trần Đình Long (bầu Long) làm Chủ tịch HĐQT. Gần đây, tập đoàn của bầu Long đã chính thức nhập 500 con lợn giống về để nuôi, nhằm phát triển lĩnh vực mới của mình, đó là chăn nuôi.Sáng ngày 26/5, lô heo giống đầu tiên của Hòa Phát trong mảng chăn nuôi đã về tới sân bay Nội Bài, sau một hành trình dài từ Đan Mạch về Việt Nam. Theo dự kiến, Hòa Phát sẽ bắt đầu cung cấp lợn thịt, lợn giống từ đầu năm 2018 và đặt mục tiêu 650.000 đầu lợn vào năm 2021.Bắt đầu từ năm 2015, Hòa Phát đã triển khai các lĩnh vực mới mẻ như sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Ngày 9/3/2015, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ra mắt Cty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, công ty con 100% vốn của Tập đoàn này.Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên của Tập đoàn được đặt tại Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên) với công suất 300.000 tấn/năm, dự kiến vào đầu năm 2016 sẽ chính thức đi vào hoạt động và phấn đấu đạt doanh thu khoảng 3.000 tỉ đồng trong vòng 3 năm tới.Hiện nay, Tập đoàn đã mở rộng mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi vào khu vực phía Nam với việc thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai. Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 2 của Tập đoàn tại KCN Long Khánh – tỉnh Đồng Nai với công suất 300.000 tấn/năm, nâng công suất sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Hòa Phát lên 600.000 tấn/năm vào cuối năm 2016.Ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi, thành viên mới của Hòa Phát còn đăng ký các ngành nghề từ chăn nuôi lợn, gia cầm, hoạt động dịch vụ chăn nuôi, chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt… đến sản xuất phân bón và hợp chất ni-tơ, bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp.Trước Hòa Phát, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cũng thành công khi đầu tư vào chăn nuôi. Không chỉ thu lời trong lĩnh vực bất động sản, bầu Đức khá thành công với loạt trang trại nuôi bò ở Lào và Việt Nam. Hơn 42.000 con bò thịt và 1.500 con bò sữa đang được nuôi từ những siêu trang trại ở Lào và Việt Nam.Bầu Đức cũng tiết lộ kế hoạch đầu tư chăn nuôi bò tính riêng tại Gia Lai ước tính cần 4.000 tỷ đồng, chưa kể tại Lào và Campuchia. Được biết, dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai với tổng vốn 1.600 tỷ đồng. Quy trình chăn nuôi của dự án là khép kín và áp dụng công nghệ cao và cơ giới hóa vào chăn nuôi.Tuy nhiên, tỉnh Gia Lai gần đây đã ra quyết định thu hồi 5,9ha đất của HAGL cho CTCP Bò sữa Tây Nguyên thuê để thực hiện dự án xây dựng khu thực nghiệm nuôi bò tại xã Gào (Pleiku, Gia Lai). Nguyên nhân thu hồi đất là do nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án.Ngoài chăn nuôi, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai còn đầu tư cho trồng trọt khi trồng 1.000 ha đậu nành làm sữa trong năm 2015. Dự kiến năm đầu có 2.500 tấn đậu, cho ra 3,5 triệu lít sữa. Sản lượng sẽ tăng lên khoảng 20.000 tấn trong những năm tiếp theo, để sản xuất mỗi năm 185 triệu lít sữa đậu nành.Nếu thành công, dự án này sẽ mang về cho đại gia Đoàn Nguyên Đức nguồn lợi nhuận không nhỏ. Đây là sự hợp tác 3 bên giữa Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.Bầu Đức cũng đầu tư không nhỏ và thu lời từ ngành trồng mía đường. Năm 2014, doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai đạt hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ mía đường chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến 1/3 tổng doanh thu. Trong quý I/2015, mía đường vẫn là lĩnh vực mang về doanh thu lớn nhất cho HAGL.Vùng nguyên liệu của cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu nằm tại huyện Phouvong (Lào) có 12.000 ha trồng giống mía đường.
Sau những hoạt động chính là sản xuất thép, nội thất, Hòa Phát chính thức lấn sân sang thị trường chăn nuôi. Hòa Phát là một trong những tập đoàn đa ngành lớn Việt Nam do ông Trần Đình Long (bầu Long) làm Chủ tịch HĐQT. Gần đây, tập đoàn của bầu Long đã chính thức nhập 500 con lợn giống về để nuôi, nhằm phát triển lĩnh vực mới của mình, đó là chăn nuôi.
Sáng ngày 26/5, lô heo giống đầu tiên của Hòa Phát trong mảng chăn nuôi đã về tới sân bay Nội Bài, sau một hành trình dài từ Đan Mạch về Việt Nam. Theo dự kiến, Hòa Phát sẽ bắt đầu cung cấp lợn thịt, lợn giống từ đầu năm 2018 và đặt mục tiêu 650.000 đầu lợn vào năm 2021.
Bắt đầu từ năm 2015, Hòa Phát đã triển khai các lĩnh vực mới mẻ như sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Ngày 9/3/2015, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ra mắt Cty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, công ty con 100% vốn của Tập đoàn này.
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên của Tập đoàn được đặt tại Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên) với công suất 300.000 tấn/năm, dự kiến vào đầu năm 2016 sẽ chính thức đi vào hoạt động và phấn đấu đạt doanh thu khoảng 3.000 tỉ đồng trong vòng 3 năm tới.
Hiện nay, Tập đoàn đã mở rộng mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi vào khu vực phía Nam với việc thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai. Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 2 của Tập đoàn tại KCN Long Khánh – tỉnh Đồng Nai với công suất 300.000 tấn/năm, nâng công suất sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Hòa Phát lên 600.000 tấn/năm vào cuối năm 2016.
Ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi, thành viên mới của Hòa Phát còn đăng ký các ngành nghề từ chăn nuôi lợn, gia cầm, hoạt động dịch vụ chăn nuôi, chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt… đến sản xuất phân bón và hợp chất ni-tơ, bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp.
Trước Hòa Phát, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cũng thành công khi đầu tư vào chăn nuôi. Không chỉ thu lời trong lĩnh vực bất động sản, bầu Đức khá thành công với loạt trang trại nuôi bò ở Lào và Việt Nam. Hơn 42.000 con bò thịt và 1.500 con bò sữa đang được nuôi từ những siêu trang trại ở Lào và Việt Nam.
Bầu Đức cũng tiết lộ kế hoạch đầu tư chăn nuôi bò tính riêng tại Gia Lai ước tính cần 4.000 tỷ đồng, chưa kể tại Lào và Campuchia. Được biết, dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai với tổng vốn 1.600 tỷ đồng. Quy trình chăn nuôi của dự án là khép kín và áp dụng công nghệ cao và cơ giới hóa vào chăn nuôi.
Tuy nhiên, tỉnh Gia Lai gần đây đã ra quyết định thu hồi 5,9ha đất của HAGL cho CTCP Bò sữa Tây Nguyên thuê để thực hiện dự án xây dựng khu thực nghiệm nuôi bò tại xã Gào (Pleiku, Gia Lai). Nguyên nhân thu hồi đất là do nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án.
Ngoài chăn nuôi, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai còn đầu tư cho trồng trọt khi trồng 1.000 ha đậu nành làm sữa trong năm 2015. Dự kiến năm đầu có 2.500 tấn đậu, cho ra 3,5 triệu lít sữa. Sản lượng sẽ tăng lên khoảng 20.000 tấn trong những năm tiếp theo, để sản xuất mỗi năm 185 triệu lít sữa đậu nành.
Nếu thành công, dự án này sẽ mang về cho đại gia Đoàn Nguyên Đức nguồn lợi nhuận không nhỏ. Đây là sự hợp tác 3 bên giữa Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Bầu Đức cũng đầu tư không nhỏ và thu lời từ ngành trồng mía đường. Năm 2014, doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai đạt hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ mía đường chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến 1/3 tổng doanh thu. Trong quý I/2015, mía đường vẫn là lĩnh vực mang về doanh thu lớn nhất cho HAGL.
Vùng nguyên liệu của cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu nằm tại huyện Phouvong (Lào) có 12.000 ha trồng giống mía đường.