Các "cậu ấm cô chiêu" nhà đại gia Việt điều hành doanh nghiệp ra sao?

Google News

Mới có 1/3 những thành viên kế thừa của các đại gia Việt được trao cơ hội lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn của gia đình tuy nhiên, phần lớn những cậu ấm cô chiêu đều muốn được dẫn dắt quá trình đổi mới trong doanh nghiệp.

Một phần ba NextGen Việt Nam được trao cơ hội
Khảo sát Thế hệ kế nghiệp (NextGen) của Việt Nam được thực hiện bởi hãng kiểm toán PwC cho thấy: 44% NextGen Việt Nam đang tham gia tích cực vào doanh nghiệp gia đình; 31% được trao quyền lãnh đạo; 16% mong muốn được điều hành công ty con trực thuộc công ty gia đình; 74% cho rằng đổi mới công nghệ đứng đầu danh sách thủ đẩy thay đổi.
Theo ông Hoàng Hùng - Lãnh đạo khối Doanh nghiệp tư nhân & Doanh nghiệp gia đình PwC Việt Nam - phần lớn các doanh nghiệp gia đình đại gia Việt Nam gặp khó khăn trong việc chuyển giao quyền điều hành cho thế hệ tiếp theo. Việc xây dựng và phát triển thế hệ kế nghiệp vì thế được coi là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp gia đình.
“Những thông tin chúng tôi ghi nhận được từ kết quả khảo sát và kinh nghiệm làm việc với thế hệ kế nghiệp cho thấy đây là một thế hệ sẵn sàng chấp nhận thử thách và có niềm tin vào năng lực của bản thân, rằng họ có thể trở thành “Transformer” (Thế hệ Chuyển đổi) mà doanh nghiệp gia đình đang cần”. – ông Hoàng Hùng nói.
Cac
 44% NextGen hiện đang tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình.
Khảo sát cho thấy, có gần một nửa Thế hệ kế nghiệp Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào doanh nghiệp của gia đình. Thế hệ kế nghiệp Việt Nam cũng cho thấy tín hiệu tích cực khi cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong 5 năm tới, với 27% người được khảo sát trả lời họ có dự định tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Hiện nay, 28% Thế hệ kế nghiệp tại Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò quản lý, trong đó có 16% nắm giữ vai trò Giám đốc điều hành.
41% số người trả lời khảo sát tại Việt Nam mong muốn đảm nhiệm vai trò quản lý vào năm 2025; 38% người mong muốn nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành.
Gần một phần tư người trả lời khảo sát ở Việt Nam là cổ đông lớn trong doanh nghiệp gia đình. Báo cáo cũng ghi nhận số lượng Thế hệ kế nghiệp giữ vai trò “Stewards”(Thế hệ Kế thừa) ngày càng tăng, đặc biệt là vị trí Giám đốc không điều hành/Thành viên hội đồng quản trị (từ 3% năm 2019 tăng lên 13% năm 2025) trong khi tỉ lệ này đối với nhóm kế nghiệp nắm giữ vai trò quản trị khác là không đổi.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ có khoảng một phần ba NextGen Việt Nam được trao cơ hội để lãnh đạo.
Cac
 So sánh tỷ lệ giữa Việt Nam và thế giới.
NextGen cho rằng trình độ kinh nghiệm của mình là rào cản chính trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng mong muốn.
Nhìn chung, so với thế hệ kế nghiệp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NextGen Việt Nam tuy có khao khát cống hiến, song họ phải đối mặt với nhiều trở ngại tiềm ẩn đáng kể để có thể chứng minh tầm ảnh hưởng.
Đề xuất cho Thế hệ Chuyển đổi, PwC cho rằng NextGen cần hiểu rõ quan điểm của thế hệ lãnh đạo đương nhiệm; đổi mới; thể hiện sự biết ơn; mở rộng tầm nhìn; và thường xuyên rà soát công việc, tìm kiếm phản hồi mang tính xây dựng và học hỏi từ những lỗi sai.
Những gương mặt sáng giá
Trong số các NextGen Việt Nam hiện nay nổi lên những cái tên như Đỗ Quang Vinh – con trai cả của Chủ tịch Tập đoàn T&T Group và ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển; Đặng Huỳnh Ức My – ái nữ của “ông vua mía đường Đặng Văn Thành; Trần Uyên Phương – Con gái Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh; Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh – Con gái Chủ tịch CTCP Cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh;…
Trong đó, nổi bật nhất là “hot boy” Đỗ Quang Vinh bởi chàng trai 31 tuổi này được xem là một trong những nhân vật thuộc thế hệ nối tiếp sáng giá trong các gia đình tỉ phú hiện nay tại Việt Nam.
Cac
 Đỗ Quang Vinh (bên trái) cùng bố mẹ và em trai trong ngày sinh nhật lần thứ 30 của mình vào năm 2019.
Năm 2015, con trai cả của “bầu Hiển” được cử sang Mỹ để nhận nhiệm vụ phát triển hoạt động kinh doanh của Tập đoàn T&T Group tại Mỹ. Sau 4 năm anh về Việt Nam để “sẵn sàng cho một cuộc chuyển giao tại Tập đoàn T&T Group”.
Sau 4 năm dưới sự lãnh đạo của Đỗ Quang Vinh, Công ty T&T tại Mỹ đã có những thành tựu nhất định. Công ty hiện có 2 dự án khá nổi bật, một dự án nằm trên đại lộ Hollywood thuộc thành phố Los Angeles. Một dự án thương mại khác với 25 cửa hàng cho thuê ở Quận Cam, nơi tập trung đông người gốc Việt sinh sống nhất nước Mỹ. Đó cũng là một trong những tòa nhà lớn và đẹp nhất khu Little Saigon.
4 năm điều hành T&T Mỹ được xem là khoảng thời gian bầu Hiển thử thách người kế nghiệp của mình. Năm 2019 chàng trai này từng tiết lộ anh muốn tham gia vào điều hành cả Tập đoàn T&T Group và ngân hàng SHB.
Ngoài T&T Group, Tân Hiệp Phát được xem là Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn thuộc lĩnh vực bán lẻ. Điều đáng chú ý là Chủ tịch Trần Quý Thanh dường như đã chuẩn bị cho một sự chuyển giao quyền lực khi trong những năm gần đây ông để con gái lớn Trần Uyên Phương tham gia điều hành một số mảng của tập đoàn như kinh doanh, đối ngoại.
Cac
 Ông Trần Quý Thanh đã sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho con gái.
Không những thế, F1 nhà Dr. Thanh còn đứng ra thành lập cả chục công ty con kinh doanh lĩnh vực bất động sản với vốn điều lệ lên đến gần 20 nghìn tỷ đồng.Tân Hiệp Phát lấn sân sang lĩnh vực BĐS từ năm 2018 và Trần Uyên Phương được giao phát triển mảng kinh doanh mới mẻ này. Không những vậy, cô gái này còn trực tiếp tham gia góp vốn tại hầu hết các công ty này với tỷ lệ sở hữu gần như tuyệt đối.
Trần Uyên Phương hiện cũng là Phó Tổng giám đốc tại Tân Hiệp Phát, và có vai trò sở hữu vốn, lãnh đạo tại 40 doanh nghiệp khác nhau có liên quan tới gia đình đại gia nước giải khát này.
Được biết, hiện tại, ông Trần Quý Thanh không còn tỷ lệ sở hữu nào tại Công ty TNHH Thương mại Dịch Tân Hiệp Phát (doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực nước giải khát của tập đoàn). Trong khi đó, bà Phạm Thị Nụ (vợ) sở hữu 54,5%, bà Trần Uyên Phương (con gái) sở hữu 29,4% và bà Trần Ngọc Bích (con gái) sở hữu 16,1%.
Vừa qua, ái nữ Tân Hiệp Phát còn đầu tư gần 300 tỷ đồng mua 6,05 triệu cổ phần Yeah1 (YEG) như một sự cam kết gắn bó lâu dài trong thỏa thuận hợp tác giữa hai tập đoàn.
Cũng tham gia trực tiếp điều hành doanh nghiệp gia đình, nữ doanh nhân sinh năm 1981 Đặng Huỳnh Ức My được xem là gương mặt sáng giá trong thế hệ F1 của các đại gia Việt. Ái nữ của “ông vua mía đường” Đặng Văn Thành thường được nhắc đến với danh xưng “Công chúa mía đường”.
Cac
 "Công chúa mía đường" Đặng Huỳnh Ức My được đánh giá là một người có khả năng thiên bẩm trong kinh doanh.
Bà Ức My từng là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) giai đoạn 2012-2015 trước khi chuyển giao vị trí này cho mẹ là bà Huỳnh Bích Ngọc. Hiện nữ doanh nhân trẻ này đang là Phó Chủ tịch SBT, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công.
Ngoài những gương mặt trẻ nói trên, còn rất nhiều, rất nhiều những gương mặt trẻ sáng giá khác thuộc thế hệ 8X và 9X được xem là thế hệ kế cận tại những công ty gia đình. Họ cũng được xem là đại diện cho thế hệ doanh nhân mới trong tương lai gần của Việt Nam.

>> xem thêm

Bình luận(0)