Khi văn hoá du lịch được “gieo mầm”… từ tâm

Google News

Cô lễ tân nhỏ nhắn trong trang phục dân tộc Mông hơi ngả người về phía trước, miệng nở nụ cười đón chào đoàn khách đang tiến về phía ga đi cáp treo.

Từ nhiều năm qua, bên cạnh cảnh quan hùng vĩ, khí hậu ôn hoà, Sun World Fansipan Legend còn gây ấn tượng mạnh với ngay cả những người khó tính nhất bởi văn hoá du lịch đã được “gieo mầm” và dần nảy nở.
Khi Sa Pa… ngủ quên
Từng là “miền đất lặng lẽ”, Sa Pa trong giai đoạn đầu những năm 2000 được biết đến như một nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, khí hậu ôn hoà, và đặc biệt giàu màu sắc văn hoá Tây Bắc vào bậc nhất Việt Nam. Thế nhưng, như một nghịch lý trầm kha, thời gian khách du lịch ở lại với Sa Pa vào thời điểm đó lại rất thấp.
Theo ông Phạm Cao Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa, vào tận thời điểm năm 2010, lượng du khách đến với thị trấn trong sương vẫn chưa đạt tới con số 500.000 lượt/năm. Tới 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù tình hình đã khả quan hơn khi KDL quốc gia đón trên 1,6 triệu lượt khách nhưng tính bình quân, mỗi du khách chỉ chi tiêu khoảng trên 3 triệu đồng cho cả hành trình trải nghiệm Sa Pa kéo dài 2-3 ngày.
Khi van hoa du lich duoc “gieo mam”… tu tam
Sa Pa cách đây 5 năm không có quá nhiều trải nghiệm. 
Nguyên nhân chính là do vào thời điểm này, Sa Pa không có quá nhiều trải nghiệm khi vừa thiếu các tour, tuyến hoặc show biểu diễn mang màu sắc văn hoá bản địa; đồng thời dịch vụ lại manh mún, mang tính thời vụ và tự phát.
Anh Trần Hoà (Thanh Xuân, Hà Nội) nhớ lại: “Ngoài việc vào bản Cát Cát, ngắm ruộng bậc thang thì tôi không biết phải làm gì cho hết ngày. Ngoài ra, giá dịch vụ thì không đồng nhất, tình trạng chèo kéo, chặt chém khách bất cứ lúc nào có thể khiến chúng tôi cảm thấy rất phiền”.
Không khó để bắt gặp cảnh bà mẹ người Mông, Dao… địu theo vài em bé má đỏ hây vì nẻ, mang theo đủ thứ đồ mỹ kí chèo kéo, đeo bám khách bên hông nhà Thờ đá. Đường Cầu Mây ướt nhẹp bùn đất sáng choang đèn hắt ra từ dãy đồ nướng mọc lên san sát. Du lịch văn minh là một khái niệm xa vời và dường như không tưởng với thị trấn phố núi miền Tây tỉnh lỵ Lào Cai.
Bài toán “gieo mầm” và đưa văn hoá du lịch trở thành thế mạnh để đánh thức Sa Pa chỉ thực sự tìm được lời giải khi cáp treo lên đỉnh Fansipan ra đời. 5 năm sau ngày tuyến cáp kỳ vĩ được khánh thành, dưới chân nóc nhà Đông Dương đã hình thành một điểm đến đặc sắc và vô cùng nền nếp, văn minh. Tổ hợp du lịch – giải trí Sun World Fansipan Legend đi vào hoạt động tiên phong cho cách làm du lịch chuyên nghiệp, bài bản đồng thời thu hút một lượng du khách lớn tới Sa Pa.
Gieo mầm văn hoá du lịch, đưa Sa Pa vươn tầm quốc tế
“Xin chào quý khách! Chúc quý khách có chuyến khám phá thú vị nhất!”
Cách đây 5 năm, lời chào ấy lại là một điều xa xỉ với bất cứ ai tới với Sa Pa. Trở lại nóc nhà Đông Dương vào đúng dịp kỷ niệm 5 năm cáp treo Fansipan, anh Trần Hoà đã thực sự bất ngờ với sự đổi thay này.
“Mọi thứ khác hẳn cách đây gần chục năm. Chúng tôi luôn cảm thấy thoải mái vì các bạn nhân viên luôn niềm nở hướng dẫn mọi thắc mắc của du khách. Chất lượng dịch vụ cũng được nâng lên rất cao khiến chuyến đi thêm đáng nhớ”, anh Hoà nhận xét.
Khi van hoa du lich duoc “gieo mam”… tu tam-Hinh-2
Sun World Fansipan Legend “gieo mầm” dịch vụ từ tâm. 
Để tạo ra “điều khác biệt”, Sun World Fansipan Legend đã miệt mài “gieo mầm” trong suốt hành trình 5 năm gắn bó với Sa Pa với quan điểm văn hoá dịch vụ du lịch phải được hình thành ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Má A Tông – người đã làm việc tại KDL từ những ngày đầu cho biết: Tất cả các cán bộ, nhân viên khi được nhận vào làm đều phải học từ những điều bình thường như cách cười, cách nói lời Cám ơn và Xin chào như thế nào cho tới động tác cúi chào và hướng dẫn khách theo từng lứa tuổi ra sao cho đúng. Bên cạnh đó, KDL cũng thường xuyên tổ chức những Ngày xanh Fansipan để cán bộ nhân viên cùng nhau làm sạch môi trường quanh khu du lịch, đu dây nhặt rác ở quanh đỉnh, xây dựng tủ đồ thất lạc để du khách có thể tìm thấy những món đồ bỏ quên...
Ở phía ngược lại, khi du lịch đi vào bài bản, chính những người bản địa như Má A Tông cũng được hưởng lợi khi có công ăn việc làm ổn định. Chỉ tính riêng tại Sun World Fansipan Legend đã có tới 60% cán bộ, nhân viên là đồng bào các dân tộc thiểu số. Người bản xứ đã có thêm nhiều lựa chọn cho cuộc sống. Nhiều hộ chuyển từ trồng lúa sang trồng rau phục vụ các nhà hàng, khách sạn...
Văn minh du lịch hình thành cũng đồng nghĩa với sự đào thải của các mô hình không đáp ứng được kỳ vọng. Sau khi cáp treo và tổ hợp du lịch – giải trí xuất hiện, chất lượng dịch vụ tại Sa Pa cũng nhanh chóng được nâng lên.
Khi van hoa du lich duoc “gieo mam”… tu tam-Hinh-3
“Vũ điệu trên mây” - chương trình nghệ thuật tôn vinh văn hoá Tây Bắc 
Không dừng lại ở việc hình thành cách làm du lịch bền vững, Sun World Fansipan Legend còn góp phần giữ gìn và nâng tầm văn hoá bản địa lên một tầm cao mới. 5 năm qua, đến với Sa Pa nói chung và KDL Sun World Fansipan Legend nói riêng, du khách đã thực sự được tắm mình trong một không gian Tây Bắc nhất. Ngày xuân, Fansipan có Hội xuân mở cổng trời, Lễ hội khèn hoa Tây Bắc, sang hè có Lễ hội ẩm thực, thu sang có Giải đua Vó ngựa trên mây, Vũ điệu trên mây, rồi khi đông đến có Lễ hội mùa đông…
Hình thành văn hoá du lịch mới, lấy văn hoá làm cốt lõi của sự phát triển; đồng thời không ngừng nâng tầm tinh hoa của nền văn hoá đó, Sun World Fansipan Legend cho thấy thái độ nghiêm túc cũng như cách làm bài bản, có chiến lược trong lộ trình đưa Sa Pa định vị trên bản đồ du lịch thế giới. Từ một điểm đến phải đi một lần trong đời của riêng người Việt, Fansipan đã trở thành điểm đến của toàn cầu với một loạt các giải thưởng danh giá “Điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam năm 2019, 2020”; “Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu Thế giới 2019, 2020” và “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới 2020”./.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)