Theo thông tin mới nhất về tình hình dịch Ebola, sáng 9/8 ngành y tế Thái Lan đã thông báo, hiện quốc gia này đang theo dõi sát sao tình trạng của 21 du khách đến từ Tây Phi. Hiện vẫn chưa rõ các du khách này có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào của dịch Ebola hay không, nhưng rất có thể họ đang trong thời kỳ ủ bệnh kéo dài tới 21 ngày.
Dẫn lời Tiến sĩ Sophon Mekthon – Giám đốc Sở kiểm soát dịch bệnh Thái Lan, tờ Bangkok Post bản tiếng Anh đưa tin: Kể từ hôm qua ngày 6/8, Bộ Y tế Thái Lan đã ra thông bố theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của 300 du khách đến từ Tây Phi, nơi dịch Ebola đã cướp đi mạng sống của gần 900 người kể từ ngày 1/8”.
Trước đó, cũng tại khu vực Đông Nam Á, một quốc gia khác là Philippine cũng đã tiến hành kiểm soát chặt trẽ 7 công nhân trờ về từ Tây Phi có nghi nhiễm
virus mang bênh Ebola.
Như vậy tính đến thời điểm hết ngày 6/8, trên toàn thế giới đã ghi nhận 1779 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây Phi gồm Guinea (495 mắc/367 tử vong), Liberia (554 mắc/294 tử vong), Nigeria (13 mắc, 2 tử vong), và Sierra Leone (717 mắc, 298 tử vong).
|
Ảnh minh họa. |
Các quốc gia có bệnh nhân mắc bệnh Ebola ngoài 4 nước châu Phi còn ghi nhận thêm 2 trường hợp ở Mỹ và 1 trường hợp ở Tây Ban Nha.
Ở khu vực Châu Á, 2 quốc gia là Thái Lan và Philipine đang tiến hành theo dõi các trường hợp nghi ngờ mắc Ebola. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định họ có mắc loại virus nguy hiểm này hay không.
Trước những diễn biến phức tạp của căn bệnh này, ngày 8/8 sau 2 ngày nhóm họp, tổ chức y tế thế giới đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về căn bệnh này.
Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu, đối với các quốc gia đang có dịch bệnh:
Người đứng đầu quốc gia cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp, kích hoạt cơ chế quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp quốc gia. Không để người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đi ra nước ngoài, trừ những trường hợp cần sơ tán và rút công dân về nước.
Thực hiện giám sát sàng lọc tất cả các hành khách tại các sân bay quốc tế, bến cảng và các cửa khẩu đường bộ chính để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Đối với các trường hợp đã xác định lây nhiễm vi rút Ebola cần được cách ly và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế và không cho phép đi lại trong nước cũng như quốc tế đến khi xác định âm tính với vi rút Ebola sau 2 lần xét nghiệm.
Đối với các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh cũng cần được giám sát hàng ngày và hạn chế đi lại trong nước và quốc tế trong vòng 21 ngày.
Còn đối với các quốc gia chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh (trong đó có Việt Nam): Không áp đặt việc cấm đi lại và giao thương quốc tế, tuy nhiên quốc gia cần đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh. Trước khi đi đến vùng có dịch, vùng có nguy cơ, người dân và du khách cần được cung cấp các thông tin liên quan tới dịch bệnh và các biện pháp phòng hộ nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm.
Cần có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và khả năng để phát hiện sớm, điều tra và quản lý những trường hợp nhiễm vi rút Ebola cũng như chuẩn bị các điều kiện để sơ tán và rút công dân đã bị phơi nhiễm với vi rút Ebola từ các quốc gia có dịch bệnh về nước.
Ngoài các khuyến cáo trên, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo mạnh mẽ tất cả các quốc gia cần tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, huy động tham gia của cộng đồng và phối hợp liên ngành trong việc phát hiện sớm những trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, đồng thời tăng cường đầu tư về nguồn lực, đẩy mạnh truyền thông để phòng chống dịch bệnh.