Mùa hè không thiếu những ngày oi nóng, ngột ngạt, rất nhiều người nhiễm bệnh chán ăn, tai biến mạch máu não, các bệnh liên quan đến sốc nhiệt, dùng điều hòa quá nhiều. Vậy làm sao để giữ gìn sức khỏe?Thực tế không khó, ai cũng làm được, các chuyên gia y học cổ truyền rất chú trọng đến các bệnh mùa hè, cho rằng mùa xuân hè phải tích cực dưỡng dương, bồi bổ cơ thể thì mùa đông mới khỏe mạnh. Vậy để tránh mang bệnh, trải qua mùa hè và cả mùa đông thoải mái, hãy uống 2 loại nước và ăn 3 loại quả này.Loại nước thứ nhất là nước đậu xanh, loại nước này mát lạnh, thơm ngon, bổ dưỡng, cách pha chế rất đơn giản, sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh. Chỉ cần đun đậu xanh trong điều kiện thiếu oxy như đậy vung cho đến khi đậu mềm. Mục đích của việc làm này là ngăn nước kiềm oxy hóa polyphenol trong đậu xanh, giúp cơ thể giải nhiệt, bổ sung dưỡng chất.Đồng thời có thể dùng đậu xanh để nấu canh, canh đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm sưng tấy, người khó tiêu có thể uống canh thay đậu.Loại nước thứ hai là nước lê, có công dụng dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, làm đẹp da. Trong y học cổ truyền, người ta cũng tin rằng nước lê cũng được coi như một loại thuốc, có tác dụng bổ tim, bổ máu, giúp não bộ hoạt động tốt hơn, làm dịu cơn khát.Cách làm rất đơn giản, dùng một ít lê thái hạt lựu và đường phèn, thêm lượng nước thích hợp khi nấu. Lưu ý là những người bệnh tiểu đường có thể thay đường phèn bằng quả chà là đỏ, long nhãn.Ăn ba loại quả sau. Quả đầu tiên là dưa hấu, dưa hấu có công dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, làm dịu cơn khát, hạ khí. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã từng đề cập đến lợi ích của việc ăn dưa hấu, trong đó chỉ rõ, dưa hấu giảm nhiệt và giữ ẩm rất tốt. Nhưng không phải ai cũng nên ăn dưa hấu.Chỉ số đường của dưa hấu khá cao. Bệnh nhân tiểu đường có xu hướng tăng lượng đường trong máu sau khi ăn dưa hấu, vì vậy nếu có thèm cũng chỉ nên ăn ít, không hơn 100gram mỗi lần.Quả thứ hai là mướp, trong dược điển Trung Quốc có đề cập rằng, những hoạt chất trong mướp có thể đi vào kinh mạch phổi, dạ dày, gan, có tác dụng thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau tức ngực.Bên cạnh đó, mướp được mệnh danh là thần dược dưỡng da. Vitamin C và vitamin E dồi dào trong mướp giúp da căng mịn, bóng mượt, mướp còn có tác dụng tổng hợp collagen, dưỡng da từ sâu bên trong.
Loại cuối cùng là mướp đắng, là một loại cây thuộc họ bầu bí, không giống như mướp ngọt, bầu, mướp đắng có vị đắng hơi khó ăn. Tuy không phải là thần dược giúp hạ đường huyết nhưng mướp đắng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và một lượng lớn chất xơ, là thực phẩm mà những người mắc bệnh tiêu hóa mãn tính có thể lựa chọn.Thành phần vitamin A, C, folate và chất xơ trong mướp đắng chứa rất nhiều. Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic giúp bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư.
Mùa hè không thiếu những ngày oi nóng, ngột ngạt, rất nhiều người nhiễm bệnh chán ăn, tai biến mạch máu não, các bệnh liên quan đến sốc nhiệt, dùng điều hòa quá nhiều. Vậy làm sao để giữ gìn sức khỏe?
Thực tế không khó, ai cũng làm được, các chuyên gia y học cổ truyền rất chú trọng đến các bệnh mùa hè, cho rằng mùa xuân hè phải tích cực dưỡng dương, bồi bổ cơ thể thì mùa đông mới khỏe mạnh. Vậy để tránh mang bệnh, trải qua mùa hè và cả mùa đông thoải mái, hãy uống 2 loại nước và ăn 3 loại quả này.
Loại nước thứ nhất là nước đậu xanh, loại nước này mát lạnh, thơm ngon, bổ dưỡng, cách pha chế rất đơn giản, sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh. Chỉ cần đun đậu xanh trong điều kiện thiếu oxy như đậy vung cho đến khi đậu mềm. Mục đích của việc làm này là ngăn nước kiềm oxy hóa polyphenol trong đậu xanh, giúp cơ thể giải nhiệt, bổ sung dưỡng chất.
Đồng thời có thể dùng đậu xanh để nấu canh, canh đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm sưng tấy, người khó tiêu có thể uống canh thay đậu.
Loại nước thứ hai là nước lê, có công dụng dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, làm đẹp da. Trong y học cổ truyền, người ta cũng tin rằng nước lê cũng được coi như một loại thuốc, có tác dụng bổ tim, bổ máu, giúp não bộ hoạt động tốt hơn, làm dịu cơn khát.
Cách làm rất đơn giản, dùng một ít lê thái hạt lựu và đường phèn, thêm lượng nước thích hợp khi nấu. Lưu ý là những người bệnh tiểu đường có thể thay đường phèn bằng quả chà là đỏ, long nhãn.
Ăn ba loại quả sau. Quả đầu tiên là dưa hấu, dưa hấu có công dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, làm dịu cơn khát, hạ khí. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã từng đề cập đến lợi ích của việc ăn dưa hấu, trong đó chỉ rõ, dưa hấu giảm nhiệt và giữ ẩm rất tốt. Nhưng không phải ai cũng nên ăn dưa hấu.
Chỉ số đường của dưa hấu khá cao. Bệnh nhân tiểu đường có xu hướng tăng lượng đường trong máu sau khi ăn dưa hấu, vì vậy nếu có thèm cũng chỉ nên ăn ít, không hơn 100gram mỗi lần.
Quả thứ hai là mướp, trong dược điển Trung Quốc có đề cập rằng, những hoạt chất trong mướp có thể đi vào kinh mạch phổi, dạ dày, gan, có tác dụng thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau tức ngực.
Bên cạnh đó, mướp được mệnh danh là thần dược dưỡng da. Vitamin C và vitamin E dồi dào trong mướp giúp da căng mịn, bóng mượt, mướp còn có tác dụng tổng hợp collagen, dưỡng da từ sâu bên trong.
Loại cuối cùng là mướp đắng, là một loại cây thuộc họ bầu bí, không giống như mướp ngọt, bầu, mướp đắng có vị đắng hơi khó ăn. Tuy không phải là thần dược giúp hạ đường huyết nhưng mướp đắng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và một lượng lớn chất xơ, là thực phẩm mà những người mắc bệnh tiêu hóa mãn tính có thể lựa chọn.
Thành phần vitamin A, C, folate và chất xơ trong mướp đắng chứa rất nhiều. Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic giúp bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư.