Trà linh chi chữa suy nhược thần kinh

Google News

Linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền.

- Trà linh chi thực ra là lấy thuốc thay trà, lấy linh chi đơn thuần hoặc phối hợp với một vài dược liệu khác để hãm uống như nước trà nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.
[links()]
Linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền, có tác dụng tiêu trừ các gốc tự do, thải độc, ổn định chức năng sinh lý của màng tế bào, nâng cao công năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện năng lực cung cấp oxy của huyết dịch, làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim, điều chỉnh nhịp tim và hạ huyết áp...
 
Người ta đã tiến hành khảo sát tác dụng điều trị của linh chi đối với nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn, hen phế quản, xơ gan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu, đái tháo đường...
 
Nấm Linh Chi.
Nấm linh chi.

 
Trà linh chi ngân nhĩ: Linh chi và ngân nhĩ liều lượng như nhau, sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 10 - 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, khi uống cho thêm chút đường phèn: Công dụng tư âm, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm, an thần, ích trí dùng cho người bị viêm phế quản mạn, hen phế quản, suy nhược thần kinh.
 
Linh chi cam thảo: Linh chi 120g, cam thảo 100g, hai thứ tán vụn, mỗi ngày dùng 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ ích can khí, bảo gan cường thân dùng rất tốt cho người bị viêm gan mạn tính thể tồn tại, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Linh chi nhân sâm: Linh chi 10g, nhân sâm 5g, hai thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ ích cường tráng dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị cao huyết áp không nên dùng.
 
ThS Khánh Xuân

Bình luận(2)

Minh Hiền

hungqpan@yahoo.com

Tôi đã dùng Linh chi làm nước uống hàng ngày và dần dần thấy có tác dụng một cách rõ rệt. Chú ý lượng cam thảo không thể nhiều như vậy đâu , nên xem lại (theo tôi chỉ có 1%)

Minh Hiền

Lan Anh

Bài báo thiếu tính khoa học, ngôn từ chưa được kiểm chứng và khác xa so với các sách y khoa của nhiều danh y đã viết./.