Khi đói, việc ăn uống không cẩn thận sẽ khiến bạn gặp rắc rối về tiêu hóa, thậm chí là gây nên các bệnh về gan, mật, thận, dạ dày…Nhiều khi những thứ nằm trong top thực phẩm tốt cho sức khỏe lại gây hại nhiều nhất.
Do đó khi đói, bạn hãy trừ những thực phẩm này ra:
Hồng và cà chua chín:
2 loại quả chín màu đỏ này có chứa lượng pectin, axit tannic cao (chất chát) kết hợp với axit trong dạ dày tạo nên chất quánh khó hòa tan, có thể kết tủa, lắng động thành sỏi dạ dày, dễ gây nên tình trạng buồn nôn, nôn mửa,…viêm loét dạ dày.
Ngoài ra ăn cà chua và hồng còn khiến lưỡi của bạn dễ kết màng, giảm độ nhạy cảm, mất cảm giác với các món ăn sau đó.
Khoai lang:
Chất tannin và chất nhựa trong khoai lang sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, hoạt động mạnh gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu. Điều này lý giải vì sao khi bạn ăn khoai lang vào thường có cảm giác nóng bụng.
Thực phẩm lạnh:
Các thực phẩm lạnh, tính hàn nếu ăn khi đói sẽ khiến bạn bị lạnh đụng, đau bụng, làm rối loạn chức năng cơ quan nội tạng, đặc biệt có hại cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt vì nó sẽ làm tăng cơn bụng đau cho bạn.
Uống rượu:
Rượu chứa chất kích thích gây hại cho nội tạng, đặc biệt trực tiếp ngay khi sử dụng đó là dạ dày. Ruột gan bạn sẽ cồn cào, dễ say hơn khi uống rượu vào lúc đói.
Gây nên cảm giác nôn nao, hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh.
Khi dường huyết hạ xuống đột ngột và quá thấp sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong do có sự kết hợp với các yếu tố môi trường xung quanh và cơ địa của từng người.
Chuối tiêu chín:
Chuối tiêu chín có chứa lượng magie cao, khi đói nó càng dễ hấp thu và đẩy lượng magie, canxi trong máu lên cao gây ức chế mạch máu tim, khiến nhịp tim bị rối loạn.
Quả sơn trà và cam:
2 loại quả này có chứa lượng axit cao như: Axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric,…khi chúng đổ bộ vào dạ dày sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên cao đột ngột.
Đặc biệt là khi đói, đây là trường hợp khá nguy hiểm, không những không làm giảm cơn đói mà nó còn khiến bạn có cảm giác đói cồn cào nhiều hơn, gây nên chứng đau dạ dày.
Sữa và sữa đậu nành:
Nhiều người nghĩ rằng sữa và sữa đậu nành thực sự rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nên uống khi nào cũng được.
Thực chất sữa và sữa đậu nành là hai thức uống rất giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ xương, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn uống sữa và sữa đậu nành khi đói sẽ khiến lượng protein chuyển hóa thành nhiệt lượng, không còn giá trị dinh dưỡng.
Đường:
Đường dễ hòa tan và hấp thu vào máu nhất. Do đó, khi đói bạn ăn đường vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột dễ gây chứng mất ngủ cho bạn.
Uống nước trà:
Trà xanh uống khi đói sẽ khiến bạn bị cồn ruột, các hoạt chất của trà xanh khiến dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng.
Đặc biệt khi đói uống với lượng lớn sẽ khiến bạn bị “say” với biểu hiện chóng mặt, chân tay bủn rủn, dạ dày co cóp liên hồi khiến bạn thấy đói cồn cào.
Táo tàu khô:
Pectin và axit tannic có trong táo tàu khô kết hợp với axit dạ dày tạo nên chất kết tủa, bón cục trong dạ dày, gây hại đến dạ dày của bạn.
Quả dứa:
Các enzyme mạnh chứa trong dứa sẽ làm tổn hại đến dạ dày khi nó đang bị rỗng tuếch. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng của dứa cũng không phát huy tác dụng của nó khi trong dạ dày không có lượng thức ăn nào cả.
Quả vải tươi:
Không những có vị chát mà vải còn chứa vị chua, lương axit dồi dào nếu bạn ăn khi đói chả khác gì đang tra tấn chính mình.
Vải sẽ làm bị say, dạ dày bị “tàn phá” nặng nề, nếu thường xuyên ăn vải khi đói sẽ khiến bạn bị đau, viêm loét dạ dày.
Vì sự an toàn của sức khỏe bạn hãy “cảnh giác” với những thứ nêu trên, quyết nói “không” với chúng nhé!