Ở Ấn Độ vừa qua, nắng nóng hoành hành khắp vùng Telangana và Andhra Pradesh kể từ giữa tháng 4 khiến cho hơn 1000 người chết vì nắng nóng. Có những hôm, nhiệt độ ở đây lên đến 47 độ C khiến do dân chúng không thể làm gì để dễ chịu hơn.Các nhà khí tượng học cho biết, đợt nắng nóng kỷ lục kinh hoàng này là do thiếu mưa. Chính phủ chỉ có thể nhắc nhở người dân ra ngoài đội mũ nón, uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp khác. Hiện đang rất lo ngại rằng, những bang bị ảnh hưởng tồi tệ nhất có thể sẽ lại phải chịu tình trạng khô hạn trước khi có mưa.Xứ sở Bạch Dương lạnh lẽo cũng không nằm ngoại lệ. Xứ này phải chịu đựng cả những đợt lạnh giá lẫn nắng nóng. Năm 2010 là đợt nắng nóng kỷ lục tại đất nước này trong vòng 130 năm qua. Những đám cháy tự phát đã làm cho thành phố chìm trong khói lửa mịt mùng. Theo các phương tiện truyền thông ước tính thì có khoảng 2000 người chết trong đợt nắng nóng này.Đầu năm 2009, nắng nóng 43 độ C liên tục trong 3 ngày tại miền đông nam Australia khiến điều hòa cháy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng. Nhiệt độ cao nhất ở thị trấn Hopetoun, bang Victoria, là 49 độ và thành phố Melbourne là 46 độ.Tồi tệ nhất là sự việc diễn ra vào "ngày thứ 7 đen tối", rừng ở Victoria cháy lan rộng khiến 173 người chết. 10 tháng sau đó, đợt nắng nóng thứ hai lại xảy ra cùng khu vực này.Năm 2003 được gọi là “năm nóng bỏng nhất” theo cả nghĩa đen lẫn bóng. Xét theo khía cạnh thời tiết, nhiều nơi phải chứng kiến mức tăng nhiệt độ đột ngột, ở khu vực châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha) - nơi vốn được biết đến là vùng có khí hậu ôn đới.Ở Bồ Đào Nha, nắng nóng gây hậu quả rất nhiều người chết. Chính phủ Tây Ban Nha cho hay, thời tiết nóng nực đã làm 100 người thiệt mạng, trong đó 46 người chết do đột quỵ, số còn lại là do bệnh tim phổi. Tuy nhiên, các hãng thông tấn đưa tin số người chết lên đến hàng nghìn.Trong khi đó, đợt nắng nóng ở Pháp gây ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe và đời sống của người dân. Nhiều người đã chết một cách đơn độc dưới mái nhà của chính họ. Tỷ lệ tử vong chủ yếu ở những người cao tuổi không thể chịu đựng được thời tiết nắng nóng. Con số tử vong ở nước này được báo cáo lên đến 10.000 người.
Ở Ấn Độ vừa qua, nắng nóng hoành hành khắp vùng Telangana và Andhra Pradesh kể từ giữa tháng 4 khiến cho hơn 1000 người chết vì nắng nóng. Có những hôm, nhiệt độ ở đây lên đến 47 độ C khiến do dân chúng không thể làm gì để dễ chịu hơn.
Các nhà khí tượng học cho biết, đợt nắng nóng kỷ lục kinh hoàng này là do thiếu mưa. Chính phủ chỉ có thể nhắc nhở người dân ra ngoài đội mũ nón, uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp khác. Hiện đang rất lo ngại rằng, những bang bị ảnh hưởng tồi tệ nhất có thể sẽ lại phải chịu tình trạng khô hạn trước khi có mưa.
Xứ sở Bạch Dương lạnh lẽo cũng không nằm ngoại lệ. Xứ này phải chịu đựng cả những đợt lạnh giá lẫn nắng nóng. Năm 2010 là đợt nắng nóng kỷ lục tại đất nước này trong vòng 130 năm qua. Những đám cháy tự phát đã làm cho thành phố chìm trong khói lửa mịt mùng. Theo các phương tiện truyền thông ước tính thì có khoảng 2000 người chết trong đợt nắng nóng này.
Đầu năm 2009, nắng nóng 43 độ C liên tục trong 3 ngày tại miền đông nam Australia khiến điều hòa cháy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng. Nhiệt độ cao nhất ở thị trấn Hopetoun, bang Victoria, là 49 độ và thành phố Melbourne là 46 độ.
Tồi tệ nhất là sự việc diễn ra vào "ngày thứ 7 đen tối", rừng ở Victoria cháy lan rộng khiến 173 người chết. 10 tháng sau đó, đợt nắng nóng thứ hai lại xảy ra cùng khu vực này.
Năm 2003 được gọi là “năm nóng bỏng nhất” theo cả nghĩa đen lẫn bóng. Xét theo khía cạnh thời tiết, nhiều nơi phải chứng kiến mức tăng nhiệt độ đột ngột, ở khu vực châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha) - nơi vốn được biết đến là vùng có khí hậu ôn đới.
Ở Bồ Đào Nha, nắng nóng gây hậu quả rất nhiều người chết. Chính phủ Tây Ban Nha cho hay, thời tiết nóng nực đã làm 100 người thiệt mạng, trong đó 46 người chết do đột quỵ, số còn lại là do bệnh tim phổi. Tuy nhiên, các hãng thông tấn đưa tin số người chết lên đến hàng nghìn.
Trong khi đó, đợt nắng nóng ở Pháp gây ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe và đời sống của người dân. Nhiều người đã chết một cách đơn độc dưới mái nhà của chính họ. Tỷ lệ tử vong chủ yếu ở những người cao tuổi không thể chịu đựng được thời tiết nắng nóng. Con số tử vong ở nước này được báo cáo lên đến 10.000 người.