Tỏi. Tỏi là thực phẩm mọc mầm không nên vứt bỏ. So với tỏi khô thông thường, tỏi mọc mầm còn được đánh giá cao hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.Dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn. Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.Đậu tương. Đậu tương rất giàu protein dễ tiêu, có tác dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.Đậu tương nảy mầm trở thành giá đỗ. Một số chất khó hấp thu trong chúng sẽ giảm đi rất nhiều. Theo cách này, ăn đậu tương nảy mầm dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.Đặc biệt, đậu tương mọc mầm có chứa hàm lượng isoflavon đạt mức cao nhất. Lượng vitamin E, Vitamin C trong chúng cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, rất hữu ích cho nỗ lực làm đẹp và giảm cân.Gạo lứt. Gạo lứt được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng vì còn nguyên cám, nguyên phôi. Khi gạo lứt nảy mầm, các enzyme thủy giải sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp trở nên dễ tiêu. Lượng tinh bột trong gạo lứt cũng giảm đáng kể sau khi nảy mầm, biến thành chất xơ (cellulose, hemicellulose…) rất tốt cho việc ăn kiêng giảm cân.Gạo lứt nảy mầm còn làm tăng lượng vitamin A, E, C, đặc biệt vitamin nhóm B. Nhiều chất dinh dưỡng khác cũng phát sinh trong quá trình này, nổi bật nhất là chất GABA, một chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, dịu thần kinh, giúp cho giấc ngủ sâu hơn…Bên cạnh thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên chế biến những loại củ nảy mầm dưới đây.Khoai tây. Khoai tây nảy mầm sinh ra độc tố có tên gọi solanine vượt xa tiêu chuẩn an toàn cho phép. Ngay cả khi được chế biến ở nhiệt độ cao, chất này cũng không thể bị phá hủy.Chất solanine khi đi vào cơ thể sẽ ăn mòn dạ dày. Nó làm tăng khả năng tán huyết, tê liệt trung khu thần kinh.Khoai lang. Khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng lại tiềm ẩn nhiều nấm mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Dùng chúng làm thức ăn sẽ không có lợi.Gừng. Gừng mốc, mọc mầm không chỉ làm giảm hương vị ban đầu mà còn có hại cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi gừng mốc hỏng sẽ sinh ra độc tố safrole (một chất thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B) làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Thực phẩm chức năng quảng cáo như thần dược. Nguồn: VTV24.
Tỏi. Tỏi là thực phẩm mọc mầm không nên vứt bỏ. So với tỏi khô thông thường, tỏi mọc mầm còn được đánh giá cao hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.
Dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.
Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn. Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Đậu tương. Đậu tương rất giàu protein dễ tiêu, có tác dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Đậu tương nảy mầm trở thành giá đỗ. Một số chất khó hấp thu trong chúng sẽ giảm đi rất nhiều. Theo cách này, ăn đậu tương nảy mầm dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
Đặc biệt, đậu tương mọc mầm có chứa hàm lượng isoflavon đạt mức cao nhất. Lượng vitamin E, Vitamin C trong chúng cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, rất hữu ích cho nỗ lực làm đẹp và giảm cân.
Gạo lứt. Gạo lứt được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng vì còn nguyên cám, nguyên phôi. Khi gạo lứt nảy mầm, các enzyme thủy giải sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp trở nên dễ tiêu. Lượng tinh bột trong gạo lứt cũng giảm đáng kể sau khi nảy mầm, biến thành chất xơ (cellulose, hemicellulose…) rất tốt cho việc ăn kiêng giảm cân.
Gạo lứt nảy mầm còn làm tăng lượng vitamin A, E, C, đặc biệt vitamin nhóm B. Nhiều chất dinh dưỡng khác cũng phát sinh trong quá trình này, nổi bật nhất là chất GABA, một chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, dịu thần kinh, giúp cho giấc ngủ sâu hơn…
Bên cạnh thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên chế biến những loại củ nảy mầm dưới đây.
Khoai tây. Khoai tây nảy mầm sinh ra độc tố có tên gọi solanine vượt xa tiêu chuẩn an toàn cho phép. Ngay cả khi được chế biến ở nhiệt độ cao, chất này cũng không thể bị phá hủy.
Chất solanine khi đi vào cơ thể sẽ ăn mòn dạ dày. Nó làm tăng khả năng tán huyết, tê liệt trung khu thần kinh.
Khoai lang. Khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng lại tiềm ẩn nhiều nấm mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Dùng chúng làm thức ăn sẽ không có lợi.
Gừng. Gừng mốc, mọc mầm không chỉ làm giảm hương vị ban đầu mà còn có hại cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi gừng mốc hỏng sẽ sinh ra độc tố safrole (một chất thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B) làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thực phẩm chức năng quảng cáo như thần dược. Nguồn: VTV24.