1. Sữa chua. Ngoài việc giàu chất đạm và nhiều vitamin, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn các vi khuẩn có lợi, giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi này cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, góp phần trang bị cho cơ thể sức khỏe để chống lại các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa.
2. Cá hồi. Trong cá hồi có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3. Loại axit béo này được biết đến với đặc tính kháng viêm rất hiệu quả. Điều này cũng góp phần giúp giảm ảnh hưởng của những chứng viêm liên quan đến dị ứng. 3. Táo. Đây là một trong những thực phẩm chống dị ứng rất tốt vì có chứa các hợp chất như quercetin, flavonoid - hai loại hợp chất có đặc tính kháng viêm và chống virus hữu hiệu. Vì thế, táo được cho là loại thực phẩm có thể giúp làm dịu đi triệu chứng của dị ứng liên quan đến phấn hoa cũng như giúp chống lại các triệu chứng dị ứng khác với đặc tính kháng viêm của mình.
4. Gai lông (Butterbur). Gai lông hay còn gọi là Butterbur - một loại thảo dược cùng họ hoa cúc, thường được thổ dân châu Mỹ dùng để trị viêm, đánh tan chứng nhức đầu và các triệu chứng dị ứng như ho và hen. Lá, rễ và các chế phẩm chiết xuất từ cây gai lông (như tinh dầu) có thể giúp ngăn ngừa được các triệu chứng dị ứng theo mùa (ngứa và hắt hơi). Bạn cũng có thể dùng loại cây này để làm trà. 5. Nghệ. Đây là một gia vị rất phổ biến, đặc biệt là dưới dạng bột khô. Bản thân nghệ được biết đến là một loại thảo dược có đặc tính chống vi trùng và chống nấm. Một thành phần hoạt chất được biết đến rộng rãi trong củ nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm trên cơ thể. Do đó, nghệ cũng có khả năng giúp cơ thể bạn chống lại các triệu chứng dị ứng. 6. Trà xanh hoặc trà đen. Trà cũng được biết đến là loại thảo dược có chứa hợp chất quercetin. Sử dụng trà xanh hoặc đen có thể có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng của dị ứng bao gồm chảy nước mắt, chảy nước mũi, viêm xoang. Hàng ngày, bạn có thể thay thế uống cafe bằng trà để bảo vệ mình trước bệnh dị ứng.
7. Hành tây, tỏi. Hành tây có thể khiến bạn chảy nước mắt, nhưng đó cũng là một nguồn cung cấp quercetin rất tốt, giúp cơ thể bạn chống viêm và chống dị ứng. Tỏi cũng được biết đến với đặc tính kháng viêm như hành tây. Nếu bạn không ăn được hành tây thì có thể sử dụng tỏi để giảm các triệu trứng và chống lại bệnh dị ứng. Với tỏi, bạn có thể sử dụng tỏi băm để ướp thịt, xào rau…
1. Sữa chua. Ngoài việc giàu chất đạm và nhiều vitamin, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn các vi khuẩn có lợi, giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi này cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, góp phần trang bị cho cơ thể sức khỏe để chống lại các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa.
2. Cá hồi. Trong cá hồi có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3. Loại axit béo này được biết đến với đặc tính kháng viêm rất hiệu quả. Điều này cũng góp phần giúp giảm ảnh hưởng của những chứng viêm liên quan đến dị ứng.
3. Táo. Đây là một trong những thực phẩm chống dị ứng rất tốt vì có chứa các hợp chất như quercetin, flavonoid - hai loại hợp chất có đặc tính kháng viêm và chống virus hữu hiệu. Vì thế, táo được cho là loại thực phẩm có thể giúp làm dịu đi triệu chứng của dị ứng liên quan đến phấn hoa cũng như giúp chống lại các triệu chứng dị ứng khác với đặc tính kháng viêm của mình.
4. Gai lông (Butterbur). Gai lông hay còn gọi là Butterbur - một loại thảo dược cùng họ hoa cúc, thường được thổ dân châu Mỹ dùng để trị viêm, đánh tan chứng nhức đầu và các triệu chứng dị ứng như ho và hen. Lá, rễ và các chế phẩm chiết xuất từ cây gai lông (như tinh dầu) có thể giúp ngăn ngừa được các triệu chứng dị ứng theo mùa (ngứa và hắt hơi). Bạn cũng có thể dùng loại cây này để làm trà.
5. Nghệ. Đây là một gia vị rất phổ biến, đặc biệt là dưới dạng bột khô. Bản thân nghệ được biết đến là một loại thảo dược có đặc tính chống vi trùng và chống nấm. Một thành phần hoạt chất được biết đến rộng rãi trong củ nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm trên cơ thể. Do đó, nghệ cũng có khả năng giúp cơ thể bạn chống lại các triệu chứng dị ứng.
6. Trà xanh hoặc trà đen. Trà cũng được biết đến là loại thảo dược có chứa hợp chất quercetin. Sử dụng trà xanh hoặc đen có thể có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng của dị ứng bao gồm chảy nước mắt, chảy nước mũi, viêm xoang. Hàng ngày, bạn có thể thay thế uống cafe bằng trà để bảo vệ mình trước bệnh dị ứng.
7. Hành tây, tỏi. Hành tây có thể khiến bạn chảy nước mắt, nhưng đó cũng là một nguồn cung cấp quercetin rất tốt, giúp cơ thể bạn chống viêm và chống dị ứng. Tỏi cũng được biết đến với đặc tính kháng viêm như hành tây. Nếu bạn không ăn được hành tây thì có thể sử dụng tỏi để giảm các triệu trứng và chống lại bệnh dị ứng. Với tỏi, bạn có thể sử dụng tỏi băm để ướp thịt, xào rau…