Ngủ nướng. Chúng ta thường đổ lỗi cho kiểu thời tiết khắc nghiệt, lạnh buốt nên có xu hướng đi ngủ sớm hơn thường lệ và thức dậy rất muộn vào sáng hôm sau. Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác. Giữ ấm bằng nhiệt nhân tạo. Đối với nhiều người, đây có thể là điều khó tránh nhất trong mùa đông. Nhưng nhiệt nhân tạo (tự miếng dán nhiệt, máy sưởi, điều hòa…) có thể gây ra xoang và bạn dễ bị cảm lạnh và cúm. Đối với những sản phẩm làm ấm không khí có thể gây ra tình trạng giảm độ ẩm trong không khí, điều này càng không có lợi cho sức khỏe. Hơ tay lên quạt sưởi, lửa. Cách này đúng là có giúp tay bạn trở nên ấm hơn trong mùa lạnh, nhưng sự dễ chịu đó chỉ là tạm thời. Đây là một thói quen không tốt, không chỉ khiến đôi tay bạn khô nẻ, mà còn làm tay tê cứng, kém linh hoạt do hiện tượng tụ máu. Muốn ấm tay khi trời lạnh, bạn chỉ cần xoa xoa hai tay vào nhau. Khi ngủ không nên đi bít tất. Nhiều người cho rằng, đi bít tất đi ngủ sẽ bí chân, chân không được thở, không thoát mồ hôi dẫn đến thấp khớp. Nhưng thực là khi đi ngủ, cả người lớn và trẻ em cần nhất việc giữ ấm chân, vì bàn chân chứa nhiều huyệt đạo, y như cơ thể người thu nhỏ vậy. Tắm nước nóng lâu. Tắm lâu trong làn nước nóng vào mùa đông có thể khiến bạn cảm thấy tuyệt vời và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, hơi nước sẽ làm khô độ ẩm và lượng dầu sẵn có trên da của bạn. Hãy tắm nhanh và chỉ để nước ấm, đủ cho cơ thể bạn cảm thấy thoải mái. Cách làm đơn giản này có thể giúp bạn giữ cho làn da tươi sáng, khỏe mạnh trong mùa đông. Rửa mặt bằng nước ấm. Ngày đông rửa mặt bằng nước ấm, bạn sẽ có cảm giác ấm áp thư giãn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những tế bào da và mạch máu trên mặt nở ra sau khi gặp nước ấm, gặp khí lạnh sẽ co lại. Khiến cho da bạn trở nên nẻ, khô và dễ hình thành nếp nhăn. Trùm chăn kín đầu khi ngủ. Bình thường con người hít vào oxy, thở ra CO2 và nhiều chất độc hại. Do đó nếu trùm chăn kín đầu khi ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra. Hậu quả là sau một đêm ngủ, bạn sẽ cảm thấy uể oải, choáng váng, ăn không ngon miệng, sụt giảm trí nhớ.Liếm môi. Một trong những thói quen xấu của phụ nữ khi thời tiết lạnh là liếm môi vì nghĩ rằng như thế sẽ cung cấp nước giúp da môi mềm mại hơn. Các nhà khoa học trên trang Health khuyến cáo, trong nước bọt chứa amylase (tạo thành một chất dịch hơi dính). Khi liếm, môi sẽ được phủ một lớp dính đó, gặp gió, nước trong chất dịch sẽ bốc hơi chỉ còn lại chất amylase trên bề mặt môi. Chính chất này làm cho môi bị co lại và tình trạng khô nứt sẽ tệ hại hơn. Uống ít nước. Cà phê và trà là thức uống phổ biến vào những ngày mùa Đông lạnh của nhiều người. Tuy nhiên, những loại đồ uống này thường không cung cấp đủ nước cho cơ thể, dễ gây hiện tượng mất nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tất cả các chức năng cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên kể cả trong những ngày đông. Lười vận động cơ thể. Vào mùa Đông mọi người trở nên lười biếng và chán nản khi nói đến tập thể dục. Chỉ một cơn gió lạnh hay cơn mưa cũng có thể làm quyết tâm của bạn chùng xuống. Rõ ràng, việc lười luyện tập sẽ dọn đường để béo phì và các căn bệnh khác tiến đến gần bạn hơn trong tương lai.
Ngủ nướng. Chúng ta thường đổ lỗi cho kiểu thời tiết khắc nghiệt, lạnh buốt nên có xu hướng đi ngủ sớm hơn thường lệ và thức dậy rất muộn vào sáng hôm sau. Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác.
Giữ ấm bằng nhiệt nhân tạo. Đối với nhiều người, đây có thể là điều khó tránh nhất trong mùa đông. Nhưng nhiệt nhân tạo (tự miếng dán nhiệt, máy sưởi, điều hòa…) có thể gây ra xoang và bạn dễ bị cảm lạnh và cúm. Đối với những sản phẩm làm ấm không khí có thể gây ra tình trạng giảm độ ẩm trong không khí, điều này càng không có lợi cho sức khỏe.
Hơ tay lên quạt sưởi, lửa. Cách này đúng là có giúp tay bạn trở nên ấm hơn trong mùa lạnh, nhưng sự dễ chịu đó chỉ là tạm thời. Đây là một thói quen không tốt, không chỉ khiến đôi tay bạn khô nẻ, mà còn làm tay tê cứng, kém linh hoạt do hiện tượng tụ máu. Muốn ấm tay khi trời lạnh, bạn chỉ cần xoa xoa hai tay vào nhau.
Khi ngủ không nên đi bít tất. Nhiều người cho rằng, đi bít tất đi ngủ sẽ bí chân, chân không được thở, không thoát mồ hôi dẫn đến thấp khớp. Nhưng thực là khi đi ngủ, cả người lớn và trẻ em cần nhất việc giữ ấm chân, vì bàn chân chứa nhiều huyệt đạo, y như cơ thể người thu nhỏ vậy.
Tắm nước nóng lâu. Tắm lâu trong làn nước nóng vào mùa đông có thể khiến bạn cảm thấy tuyệt vời và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, hơi nước sẽ làm khô độ ẩm và lượng dầu sẵn có trên da của bạn. Hãy tắm nhanh và chỉ để nước ấm, đủ cho cơ thể bạn cảm thấy thoải mái. Cách làm đơn giản này có thể giúp bạn giữ cho làn da tươi sáng, khỏe mạnh trong mùa đông.
Rửa mặt bằng nước ấm. Ngày đông rửa mặt bằng nước ấm, bạn sẽ có cảm giác ấm áp thư giãn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những tế bào da và mạch máu trên mặt nở ra sau khi gặp nước ấm, gặp khí lạnh sẽ co lại. Khiến cho da bạn trở nên nẻ, khô và dễ hình thành nếp nhăn.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ. Bình thường con người hít vào oxy, thở ra CO2 và nhiều chất độc hại. Do đó nếu trùm chăn kín đầu khi ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra. Hậu quả là sau một đêm ngủ, bạn sẽ cảm thấy uể oải, choáng váng, ăn không ngon miệng, sụt giảm trí nhớ.
Liếm môi. Một trong những thói quen xấu của phụ nữ khi thời tiết lạnh là liếm môi vì nghĩ rằng như thế sẽ cung cấp nước giúp da môi mềm mại hơn. Các nhà khoa học trên trang Health khuyến cáo, trong nước bọt chứa amylase (tạo thành một chất dịch hơi dính). Khi liếm, môi sẽ được phủ một lớp dính đó, gặp gió, nước trong chất dịch sẽ bốc hơi chỉ còn lại chất amylase trên bề mặt môi. Chính chất này làm cho môi bị co lại và tình trạng khô nứt sẽ tệ hại hơn.
Uống ít nước. Cà phê và trà là thức uống phổ biến vào những ngày mùa Đông lạnh của nhiều người. Tuy nhiên, những loại đồ uống này thường không cung cấp đủ nước cho cơ thể, dễ gây hiện tượng mất nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tất cả các chức năng cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên kể cả trong những ngày đông.
Lười vận động cơ thể. Vào mùa Đông mọi người trở nên lười biếng và chán nản khi nói đến tập thể dục. Chỉ một cơn gió lạnh hay cơn mưa cũng có thể làm quyết tâm của bạn chùng xuống. Rõ ràng, việc lười luyện tập sẽ dọn đường để béo phì và các căn bệnh khác tiến đến gần bạn hơn trong tương lai.