Bạn đã biết gì về quả thanh mai rừng đang gây “sốt” tại Hà Nội? Hiện tượng dòi xuất trong nhiều quả chín liệu có gây hại cho sức khỏe?Theo các chuyên gia, quả thanh mai hay còn gọi là dâu rượu có tên khoa học là Myrica sp. Loại cây này mọc tự nhiên tại nhiều địa phương, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng (Núi Langbian) và ở các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc, đặc biệt là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai.... Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản.Người dân thường thu hái các bộ phận của cây quanh năm về để ăn và làm thuốc. Ở Quảng Bình, người ta dùng quả tươi cho lên men chế rượu dâu dùng uống tốt thay các loại nước lên men; cũng có thể dùng quả khô để chế nước uống riêng...Loại cây này có đặc điểm cao khoảng 0,4-0,5 m. Cành cây thường có phủ lông tơ, lá xanh tươi quanh năm. Quả có đường kính 5 mm - 1 cm khi chín có màu đỏ tím, mọng nước. Quả thanh mai thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Quả tròn, nhỏ như quả mận, có màu đỏ thẫm và nhiều múi nhỏ li ti ngoài bề mặt quả giống như quả dâu ta.Trong y học, thanh mai được dùng như một vị thuốc chữa nhiều bệnh
Để sử dụng quả thanh mai, người dùng có thể ngâm quả qua nước muối loãng chừng 20-30 phút cho ra hết chất bẩn và sâu chui ra là có thể ăn ngay. Hoặc ngâm đường pha nước giải khát mùa hè giống như ngâm dâu ta và làm được ô mai.Quả thanh mai đang “phát sốt” tại Hà Nội, được bán ở rất nhiều tuyến phố Hà Nội như đường Láng, Tôn Thất Tùng, Xã Đàn, Lê Văn Lương, Nguyễn Xiển… Giá giao động từ 130.000-150.000đ/kg, tùy loại to nhỏ khác nhau. Trên các trang mạng xã hội, loại quả này cũng được rao bán khá sôi động, giá thấp hơn chút từ 100.000-130.000đ/kg.Cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi quả thanh mai được dùng làm thuốc đầu tiên trong Khai Tống bản thảo sau đến Bản thảo cương mục. Tài liệu cổ ghi loại quả này có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt. Quả phơi khô được dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lỵ, các bệnh về da bằng cách dùng vỏ khô sắc với nước uống trong ngày. Thân hoặc vỏ rễ được dùng sắc nước rửa nơi bị ngứa chữa lở ngứa.Hạt của loại quả này còn dùng chữa chứng ra mồ hôi chân… Ngoài chức năng giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa, còn tốt cho máu não và mắt, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chống lão hóa tốt. Các nhà khoa học cũng chỉ ra loại quả này chứa 7-10% đường, 0,5-1% axit hữu cơ và rất ít myrixetin. Lá chứa 0,02-0,03% tinh dầu, tanin và taraxerol. Đặc biệt, đây là một loại vô cùng tốt đối với sức khỏe con người.Trên mạng xã hội lại lan tràn thông tin quả thanh mai được nhập từ Trung Quốc, và khi ngâm quả vào nước muối thấy có giòi, khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên, ông Lê Sơn Hà - Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay Cục chưa cấp phép nhập khẩu cho bất cứ lô quả dâu rượu (thanh mai) nào từ Trung Quốc. Còn việc phát hiện ra dòi trên các loại quả tươi nhiệt đới là hoàn toàn bình thường và phổ biến.Khi chúng ta ăn quả nếu để ý thì thình thoảng vẫn phát hiện ra dòi trên quả ổi, quả thị, xoài, na, cam quýt… Đấy thực ra là ruồi đục quả - một loại sâu hại quả tươi phổ biến ở hầu khắp các vùng trồng cây ăn quả ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Nếu quả để bị thối hỏng còn có thể thấy thêm các loài dòi của ruồi dấm ở đó. Bởi vậy người tiêu dùng không nên lo ngại trước việc phát hiện ra dòi trên quả thanh mai hay các loại quả tươi khác.PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng cho biết, bình thường quả có sâu bọ bám vào, trứng sâu bọ nở ra những con dòi bên trong. Việc có dòi cũng có thể do quá trình bảo quản không được đảm bảo, hoa quả dễ bị hỏng, nhất là tiết nắng nóng khiến ruồi nhặng có cơ hội bám và đẻ trứng, dẫn đến dòi phát triển nhanh bên trong quả.Người dân nếu chẳng may nuốt phải cũng không gây hại cơ thể bởi bản thân các ấu trùng không có độc. Người dân khi chọn mua hoa quả nên cẩn thận, không nên chọn những quả quá mềm hoặc đã dập nẫu. Muốn loại bỏ những ấu trùng có trong quả, chỉ cần ngâm trong nước sạch hoặc nước muối là chúng sẽ tự chui ra.
Bạn đã biết gì về quả thanh mai rừng đang gây “sốt” tại Hà Nội? Hiện tượng dòi xuất trong nhiều quả chín liệu có gây hại cho sức khỏe?
Theo các chuyên gia, quả thanh mai hay còn gọi là dâu rượu có tên khoa học là Myrica sp. Loại cây này mọc tự nhiên tại nhiều địa phương, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng (Núi Langbian) và ở các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc, đặc biệt là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai.... Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản.
Người dân thường thu hái các bộ phận của cây quanh năm về để ăn và làm thuốc. Ở Quảng Bình, người ta dùng quả tươi cho lên men chế rượu dâu dùng uống tốt thay các loại nước lên men; cũng có thể dùng quả khô để chế nước uống riêng...
Loại cây này có đặc điểm cao khoảng 0,4-0,5 m. Cành cây thường có phủ lông tơ, lá xanh tươi quanh năm. Quả có đường kính 5 mm - 1 cm khi chín có màu đỏ tím, mọng nước. Quả thanh mai thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Quả tròn, nhỏ như quả mận, có màu đỏ thẫm và nhiều múi nhỏ li ti ngoài bề mặt quả giống như quả dâu ta.
Trong y học, thanh mai được dùng như một vị thuốc chữa nhiều bệnh
Để sử dụng quả thanh mai, người dùng có thể ngâm quả qua nước muối loãng chừng 20-30 phút cho ra hết chất bẩn và sâu chui ra là có thể ăn ngay. Hoặc ngâm đường pha nước giải khát mùa hè giống như ngâm dâu ta và làm được ô mai.
Quả thanh mai đang “phát sốt” tại Hà Nội, được bán ở rất nhiều tuyến phố Hà Nội như đường Láng, Tôn Thất Tùng, Xã Đàn, Lê Văn Lương, Nguyễn Xiển… Giá giao động từ 130.000-150.000đ/kg, tùy loại to nhỏ khác nhau. Trên các trang mạng xã hội, loại quả này cũng được rao bán khá sôi động, giá thấp hơn chút từ 100.000-130.000đ/kg.
Cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi quả thanh mai được dùng làm thuốc đầu tiên trong Khai Tống bản thảo sau đến Bản thảo cương mục. Tài liệu cổ ghi loại quả này có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt. Quả phơi khô được dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lỵ, các bệnh về da bằng cách dùng vỏ khô sắc với nước uống trong ngày. Thân hoặc vỏ rễ được dùng sắc nước rửa nơi bị ngứa chữa lở ngứa.
Hạt của loại quả này còn dùng chữa chứng ra mồ hôi chân… Ngoài chức năng giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa, còn tốt cho máu não và mắt, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chống lão hóa tốt. Các nhà khoa học cũng chỉ ra loại quả này chứa 7-10% đường, 0,5-1% axit hữu cơ và rất ít myrixetin. Lá chứa 0,02-0,03% tinh dầu, tanin và taraxerol. Đặc biệt, đây là một loại vô cùng tốt đối với sức khỏe con người.
Trên mạng xã hội lại lan tràn thông tin quả thanh mai được nhập từ Trung Quốc, và khi ngâm quả vào nước muối thấy có giòi, khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên, ông Lê Sơn Hà - Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay Cục chưa cấp phép nhập khẩu cho bất cứ lô quả dâu rượu (thanh mai) nào từ Trung Quốc. Còn việc phát hiện ra dòi trên các loại quả tươi nhiệt đới là hoàn toàn bình thường và phổ biến.
Khi chúng ta ăn quả nếu để ý thì thình thoảng vẫn phát hiện ra dòi trên quả ổi, quả thị, xoài, na, cam quýt… Đấy thực ra là ruồi đục quả - một loại sâu hại quả tươi phổ biến ở hầu khắp các vùng trồng cây ăn quả ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Nếu quả để bị thối hỏng còn có thể thấy thêm các loài dòi của ruồi dấm ở đó. Bởi vậy người tiêu dùng không nên lo ngại trước việc phát hiện ra dòi trên quả thanh mai hay các loại quả tươi khác.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng cho biết, bình thường quả có sâu bọ bám vào, trứng sâu bọ nở ra những con dòi bên trong. Việc có dòi cũng có thể do quá trình bảo quản không được đảm bảo, hoa quả dễ bị hỏng, nhất là tiết nắng nóng khiến ruồi nhặng có cơ hội bám và đẻ trứng, dẫn đến dòi phát triển nhanh bên trong quả.
Người dân nếu chẳng may nuốt phải cũng không gây hại cơ thể bởi bản thân các ấu trùng không có độc. Người dân khi chọn mua hoa quả nên cẩn thận, không nên chọn những quả quá mềm hoặc đã dập nẫu. Muốn loại bỏ những ấu trùng có trong quả, chỉ cần ngâm trong nước sạch hoặc nước muối là chúng sẽ tự chui ra.