Làm hư răng: Tác hại của uống nước đá lạnh thể hiện ở việc khiến răng sâu của bạn bị ê buốt, đồng thời ảnh hưởng tới men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng. Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ răng vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng yếu và dễ gãy. Ảnh: Internet.Làm tăng tình trạng đau bụng “đèn đỏ”: Nước đá lạnh sẽ khiến các mạch máu cổ tử cung co thắt mạnh khiến hiện tượng đau bụng kinh dữ dội. Do đó, trong thời kỳ kinh nguyệt tuyệt đối kiêng nước đá và đồ lạnh để hạn chế tình trạng đau bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh: Internet.Viêm họng: Uống nhiều nước đá sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch bên trong cổ họng. Nó làm cho họng bị khô, rát, khó chịu, thậm chí là đau…Không những thế, nước đá còn làm tăng tiết nhầy, gây vướng cổ họng và khiến bạn phải khạc nhổ nhiều lần hơn. Các yếu tố này chính là nguyên nhân gây bệnh viêm họng khi bạn uống nước đá nhiều. Ảnh: Bloomveda.Giảm hiệu quả của các chất dinh dưỡng: Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi bạn uống nước đá, cơ thể sẽ phải tiêu hao năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh: Ytimg.Giảm sức đề kháng: Việc uống nhiều nước lạnh là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể. Hơn thế nữa, nước đá thường chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ nhiễm bẩn, nhất là đá mua bên ngoài không đảm bảo. Ảnh: Thehealthsite.Ảnh hưởng lưu thông máu: Uống nước đá khiến cho mạch máu co lại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lưu thông máu. Nó khiến cho lượng máu dẫn đi nuôi các niêm mạc bị giảm đi, không chỉ khiến các bộ phận hoạt động yếu hơn mà còn ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy. Ảnh: Nbcnews.Làm tăng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy: Khi nước lạnh vào cơ thể sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt. Ảnh: Guardian.Không tốt cho người bị tim mạch: Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh như nước đá. Ảnh: Kompas.Đối với người có tuổi, đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não càng phải thận trọng khi dùng đồ uống lạnh. Bởi vì không chỉ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa mà còn có thể dẫn tới co thắt mạch máu não. Chính vì vậy, người cao tuổi nên hạn chế đến mức tối đa dùng đồ uống lạnh, tốt nhất là uống nước ấm. Ảnh: Jakarta Post.
Làm hư răng: Tác hại của uống nước đá lạnh thể hiện ở việc khiến răng sâu của bạn bị ê buốt, đồng thời ảnh hưởng tới men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng. Uống nước đá có thể làm hỏng men răng, thậm chí nứt to và mẻ răng vì bị sốc nhiệt (khi nhiệt độ thay đổi đột ngột). Thói quen nhai đá còn có thể làm răng yếu và dễ gãy. Ảnh: Internet.
Làm tăng tình trạng đau bụng “đèn đỏ”: Nước đá lạnh sẽ khiến các mạch máu cổ tử cung co thắt mạnh khiến hiện tượng đau bụng kinh dữ dội. Do đó, trong thời kỳ kinh nguyệt tuyệt đối kiêng nước đá và đồ lạnh để hạn chế tình trạng đau bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh: Internet.
Viêm họng: Uống nhiều nước đá sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch bên trong cổ họng. Nó làm cho họng bị khô, rát, khó chịu, thậm chí là đau…Không những thế, nước đá còn làm tăng tiết nhầy, gây vướng cổ họng và khiến bạn phải khạc nhổ nhiều lần hơn. Các yếu tố này chính là nguyên nhân gây bệnh viêm họng khi bạn uống nước đá nhiều. Ảnh: Bloomveda.
Giảm hiệu quả của các chất dinh dưỡng: Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi bạn uống nước đá, cơ thể sẽ phải tiêu hao năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh: Ytimg.
Giảm sức đề kháng: Việc uống nhiều nước lạnh là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể. Hơn thế nữa, nước đá thường chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ nhiễm bẩn, nhất là đá mua bên ngoài không đảm bảo. Ảnh: Thehealthsite.
Ảnh hưởng lưu thông máu: Uống nước đá khiến cho mạch máu co lại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lưu thông máu. Nó khiến cho lượng máu dẫn đi nuôi các niêm mạc bị giảm đi, không chỉ khiến các bộ phận hoạt động yếu hơn mà còn ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy. Ảnh: Nbcnews.
Làm tăng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy: Khi nước lạnh vào cơ thể sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt. Ảnh: Guardian.
Không tốt cho người bị tim mạch: Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh như nước đá. Ảnh: Kompas.
Đối với người có tuổi, đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não càng phải thận trọng khi dùng đồ uống lạnh. Bởi vì không chỉ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa mà còn có thể dẫn tới co thắt mạch máu não. Chính vì vậy, người cao tuổi nên hạn chế đến mức tối đa dùng đồ uống lạnh, tốt nhất là uống nước ấm. Ảnh: Jakarta Post.