Xem video hướng dẫn làm sữa đậu nành (nguồn: Youtube)
Lâu nay, tác dụng của đậu nành với sức khỏe nam giới vẫn bị hiểu lầm là ăn nhiều đậu nành, nam giới sẽ bị nữ tính hóa. Về vấn đề này, một lần nữa được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: các sản phẩm từ đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó không loại trừ nam giới.
Qua nghiên cứu, người ta đã thống kê có ít nhất 5 lợi ích từ đậu nành với sức khỏe nam giới. Lợi ích đầu tiên cần đề cập đến là giúp xương chắc khỏe, hạ thấp cholesterol trong máu, phòng bệnh tiểu đường, tăng cường sức lực và cơ bắp và bảo vệ cho tim mạch.
Theo các kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản: đậu nành giúp giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt. Được biết, Nhật Bản là nơi có số lượng nam giới tiêu thụ các sản phẩm đậu nành thường xuyên nhất, và tỷ lệ nam giới ở Nhật mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng thấp nhất.
Qua đó, các quý ông có thể an tâm sử dụng các sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, một số lưu ý sau đây cần loại bỏ để đạt được kết quả như mong muốn:
Không phải ai uống sữa đậu nành cũng tốt. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín. Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.
Không uống khi bụng rỗng. Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Không uống quá 500ml/ngày. Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Không uống cùng kháng sinh. Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Không cho đường đỏ vào sữa đậu nành. Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.