Thực vậy, các nhà nghiên cứu đến từ Cục Tâm lý học Ứng dụng và Phát triển Con người, Đại học Toronto (Canada) nhận định việc tiếp xúc với các nhân vật hoạt hình như chuột Mickey, gấu Pooh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân được lý giải là do những nhân vật hoạt hình này được nhân cách hóa một cách phi lý, khiến chúng có thể nói năng, mặc quần áo và sinh hoạt giống như con người. Việc thường xuyên tiếp cận với thế giới hoang đường khiến bé dễ dàng chấp nhận điều đó có trong cuộc sống thực; gây hiểu biết sai lệch về động vật và tác động xấu đến việc kích thích trẻ khám phá giới tự nhiên để ngày càng hiểu biết hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, những bé năm tuổi trở lên có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Để củng cố nhận định của mình, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm ở trẻ trong vòng ba đến năm tuổi bằng cách giúp chúng làm quen với hệ thống tài liệu sinh động về thế giới động vật và đặc điểm cơ thể con người.
Kết quả là bé có kiến thức về động vật khá chính xác. Chúng cũng nhận thức được không có chuyện các loài muông thú biết nói tiếng người trong đời sống. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhóm trẻ thường xuyên ngập chìm trong thế giới cổ tích.
Đáng báo động, do đọc nhiều tip truyện giả tưởng, ngay cả những đứa trẻ đã học tiểu học cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực về khả năng tư duy trừu tượng, khiến chúng trở nên ngây ngô hơn so với những đứa trẻ ít tuổi nhưng sớm tiếp xúc sách báo khoa học.
Nhận định trên dễ khiến các bậc phụ huynh hoang mang bởi từ lâu họ đã có thói quen giáo dục con cái qua những mô típ truyện hoang đường.
Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Patricina Ganea cho biết kết quả nghiên cứu không đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh buộc con cái phải tránh xa truyện tranh. Nó chỉ đơn giản cảnh báo họ bổ sung thêm các cuốn sách có tính khoa học cho bé mà thôi.
Từ lâu, những câu truyện có nội dung về thế giới động vật biết nói, duy trì thói quen sinh hoạt giống như cuộc sống thường nhật của con người khá phổ biến.
Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhiều bộ phim và các chương trình truyền hình có nội dung phi thực tế cũng thường xuyên được trình chiếu cho các em nhỏ. Nổi bật nhất là hãng phim hoạt hình Disney.
Thực vậy, các nhà nghiên cứu đến từ Cục Tâm lý học Ứng dụng và Phát triển Con người, Đại học Toronto (Canada) nhận định việc tiếp xúc với các nhân vật hoạt hình như chuột Mickey, gấu Pooh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân được lý giải là do những nhân vật hoạt hình này được nhân cách hóa một cách phi lý, khiến chúng có thể nói năng, mặc quần áo và sinh hoạt giống như con người. Việc thường xuyên tiếp cận với thế giới hoang đường khiến bé dễ dàng chấp nhận điều đó có trong cuộc sống thực; gây hiểu biết sai lệch về động vật và tác động xấu đến việc kích thích trẻ khám phá giới tự nhiên để ngày càng hiểu biết hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, những bé năm tuổi trở lên có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Để củng cố nhận định của mình, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm ở trẻ trong vòng ba đến năm tuổi bằng cách giúp chúng làm quen với hệ thống tài liệu sinh động về thế giới động vật và đặc điểm cơ thể con người.
Kết quả là bé có kiến thức về động vật khá chính xác. Chúng cũng nhận thức được không có chuyện các loài muông thú biết nói tiếng người trong đời sống. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhóm trẻ thường xuyên ngập chìm trong thế giới cổ tích.
Đáng báo động, do đọc nhiều tip truyện giả tưởng, ngay cả những đứa trẻ đã học tiểu học cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực về khả năng tư duy trừu tượng, khiến chúng trở nên ngây ngô hơn so với những đứa trẻ ít tuổi nhưng sớm tiếp xúc sách báo khoa học.
Nhận định trên dễ khiến các bậc phụ huynh hoang mang bởi từ lâu họ đã có thói quen giáo dục con cái qua những mô típ truyện hoang đường.
Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Patricina Ganea cho biết kết quả nghiên cứu không đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh buộc con cái phải tránh xa truyện tranh. Nó chỉ đơn giản cảnh báo họ bổ sung thêm các cuốn sách có tính khoa học cho bé mà thôi.
Từ lâu, những câu truyện có nội dung về thế giới động vật biết nói, duy trì thói quen sinh hoạt giống như cuộc sống thường nhật của con người khá phổ biến.
Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhiều bộ phim và các chương trình truyền hình có nội dung phi thực tế cũng thường xuyên được trình chiếu cho các em nhỏ. Nổi bật nhất là hãng phim hoạt hình Disney.