Đường. Không chỉ trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Mặt khác, đường cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi. Chất làm ngọt nhân tạo. Ví dụ như aspartame, acesulfame-K, đường saccharin có trong soda ăn kiêng, thức uống và nước trái cây đóng chai. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng tiêu thụ quá mức các chất làm ngọt này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho gan và khiến trẻ khó thở. Nếu tiêu thụ chất ngọt nhân tạo trong một thời gian dài, có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ. Chất bảo quản hóa học. Butylated hydroxyanisole (BHA), nitrat natri và sodium benzoate được tìm thấy trong thạch rau câu, bơ thực vật, mứt và nước ngọt. Những chất này có thể gây choáng váng, thở gấp và loét dạ dày. Phẩm màu nhân tạo. Bao gồm những chất có tên bắt đầu với FD&C, chẳng hạn FD&C Blue #1. Các phẩm màu này thường được dùng nhiều nhất trong những viên kẹo đủ màu sắc, ngũ cốc và thậm chí cả sữa chua. Việc tiêu thụ phẩm màu nhân tạo trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu và ung thư ruột kết. Muối. Muối vẫn được cho thêm vào nhiều loại thức ăn, tuy nhiên một số vấn đề về sức khỏe có thể nảy sinh vì hàm lượng muối dư thừa ở thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng gói sẵn. Thực phẩm có chứa một lượng muối (natri) lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng suy nghĩ của con người. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người. Axit béo không bão hòa. Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Độc tố PHA và HCA trong thịt nướng. Trong quá trình nướng, chất béo từ thực phẩm chảy xuống nguồn lửa bên dưới (than hồng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng sẽ tạo ra loại khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) có thể gây ung thư... PHA sẽ bám vào thức ăn qua khói. Acrylamid trong chiên, xào, nướng. Acrylamid là chất dễ sinh ra từ cách chiên, xào, nướng khi làm thức ăn. Năm 2002, Cơ quan quản lý thực phẩm Thụy Điển thông báo chính thức cho các nước trên thế giới đã phát hiện acrylamid trong nhiều thức ăn nướng. Hàm lượng acrylamid đặc biệt cao trong khoai tây chiên. Acrylamid có thể được xem là chất độc có khả năng gây đột biến gen và ung thư cho người.Hàn the là loại hóa chất chủ yếu để sản xuất thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa; nó là chất phụ gia độc hại đã bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm, nhưng vì lợi nhuận, người ta vẫn cứ đưa nó vào thực phẩm để đánh lừa người tiêu dùng.
Đường. Không chỉ trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Mặt khác, đường cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi.
Chất làm ngọt nhân tạo. Ví dụ như aspartame, acesulfame-K, đường saccharin có trong soda ăn kiêng, thức uống và nước trái cây đóng chai. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng tiêu thụ quá mức các chất làm ngọt này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho gan và khiến trẻ khó thở. Nếu tiêu thụ chất ngọt nhân tạo trong một thời gian dài, có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ.
Chất bảo quản hóa học. Butylated hydroxyanisole (BHA), nitrat natri và sodium benzoate được tìm thấy trong thạch rau câu, bơ thực vật, mứt và nước ngọt. Những chất này có thể gây choáng váng, thở gấp và loét dạ dày.
Phẩm màu nhân tạo. Bao gồm những chất có tên bắt đầu với FD&C, chẳng hạn FD&C Blue #1. Các phẩm màu này thường được dùng nhiều nhất trong những viên kẹo đủ màu sắc, ngũ cốc và thậm chí cả sữa chua. Việc tiêu thụ phẩm màu nhân tạo trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu và ung thư ruột kết.
Muối. Muối vẫn được cho thêm vào nhiều loại thức ăn, tuy nhiên một số vấn đề về sức khỏe có thể nảy sinh vì hàm lượng muối dư thừa ở thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng gói sẵn. Thực phẩm có chứa một lượng muối (natri) lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng suy nghĩ của con người. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người.
Axit béo không bão hòa. Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Độc tố PHA và HCA trong thịt nướng. Trong quá trình nướng, chất béo từ thực phẩm chảy xuống nguồn lửa bên dưới (than hồng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng sẽ tạo ra loại khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) có thể gây ung thư... PHA sẽ bám vào thức ăn qua khói.
Acrylamid trong chiên, xào, nướng. Acrylamid là chất dễ sinh ra từ cách chiên, xào, nướng khi làm thức ăn. Năm 2002, Cơ quan quản lý thực phẩm Thụy Điển thông báo chính thức cho các nước trên thế giới đã phát hiện acrylamid trong nhiều thức ăn nướng. Hàm lượng acrylamid đặc biệt cao trong khoai tây chiên. Acrylamid có thể được xem là chất độc có khả năng gây đột biến gen và ung thư cho người.
Hàn the là loại hóa chất chủ yếu để sản xuất thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa; nó là chất phụ gia độc hại đã bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm, nhưng vì lợi nhuận, người ta vẫn cứ đưa nó vào thực phẩm để đánh lừa người tiêu dùng.