Rau dền tía hay rau dền đỏ là loại rau được nhiều người ưa thích. Bản thân rau dền tía có vị mềm, ngọt thơm, dùng để nấu canh, xào hay luộc đều có hương vị đặc trưng. Đáng nói, đây còn được xem là loại rau giúp con người trường thọ bởi không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao.Dân gian có câu "Tháng sáu không dùng rau dền để đổi trứng, tháng bảy có vàng cũng không đổi rau dền" để chỉ sự quý của loại rau này. Vậy, rau dền có những lợi ích cụ thể thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua.Thứ nhất, rau dền tía rất giàu chất đạm, caroten và nhiều loại vitamin, khoáng chất, hàm lượng các chất dinh dưỡng đa dạng, thuộc loại tốt nhất trong các loại rau. Trong đó, hàm lượng protein cao hơn các loại ngũ cốc, và hàm lượng caroten gấp hơn 2 lần các loại bình thường.Ăn rau dền đỏ điều độ có thể cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể con người, giúp tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng bệnh tật nên đây còn được gọi là "rau trường thọ".Thứ hai, rau dền cũng được mệnh danh là "rau bổ máu". Sở dĩ rau dền đỏ có tác dụng bổ máu không phải vì nước ép của nó có màu đỏ mà vì loại rau này rất giàu sắt, vitamin K, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, có thể tăng hàm lượng hemoglobin và cải thiện chức năng tạo máu.Tuy tỷ lệ hấp thụ sắt trong thức ăn thực vật không cao nhưng đối với những người ăn chay, rau dền đỏ là thực phẩm bổ máu lý tưởng.Thứ ba, hàm lượng canxi trong rau dền đỏ đạt 180 mg/100 g, cao gấp đôi so với rau dền thường, đồng thời chứa magie, kali, vitamin K và các chất dinh dưỡng khác giúp hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, rau dền đỏ còn mềm, rất thích hợp cho người già và trẻ em bổ sung canxi tự nhiên.Thứ tư, hàm lượng vitamin A trong rau dền đỏ rất đáng kể, khoảng 352 microgam/100 gram, ngoài ra nó còn rất giàu caroten, chất này có thể chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể. Vì vậy, ăn rau dền đỏ cũng có thể đóng vai trò bảo vệ thị lực.Thứ năm, thanh nhiệt giải độc. Y học cổ truyền cho rằng, rau dền có tính hơi lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mùa hè thời tiết nóng nực, cơ thể dễ nóng trong, lúc này ăn một ít rau dền đỏ có thể ngăn ngừa được hiện tượng này.Thứ sáu, nhuận tràng. Rau dền đỏ rất giàu chất xơ, sau khi ăn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn, đẩy nhanh thời gian để các chất chuyển hóa và chất có hại đi qua ruột, từ đó giải độc, nhuận tràng, chống táo bón.Tuy vậy, những người tỳ vị hư nhược, dạ dày không tốt, hay bị dị ứng không nên ăn rau dền đỏ. Bên cạnh đó cũng không nên ăn quá nhiều bởi rau dền đỏ có tính hàn, ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của lá lách và dạ dày, có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng.Mời quý độc giả theo dõi video: Quét sạch bệnh tật bằng 8 loại rau củ
Rau dền tía hay rau dền đỏ là loại rau được nhiều người ưa thích. Bản thân rau dền tía có vị mềm, ngọt thơm, dùng để nấu canh, xào hay luộc đều có hương vị đặc trưng. Đáng nói, đây còn được xem là loại rau giúp con người trường thọ bởi không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao.
Dân gian có câu "Tháng sáu không dùng rau dền để đổi trứng, tháng bảy có vàng cũng không đổi rau dền" để chỉ sự quý của loại rau này. Vậy, rau dền có những lợi ích cụ thể thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua.
Thứ nhất, rau dền tía rất giàu chất đạm, caroten và nhiều loại vitamin, khoáng chất, hàm lượng các chất dinh dưỡng đa dạng, thuộc loại tốt nhất trong các loại rau. Trong đó, hàm lượng protein cao hơn các loại ngũ cốc, và hàm lượng caroten gấp hơn 2 lần các loại bình thường.
Ăn rau dền đỏ điều độ có thể cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể con người, giúp tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng bệnh tật nên đây còn được gọi là "rau trường thọ".
Thứ hai, rau dền cũng được mệnh danh là "rau bổ máu". Sở dĩ rau dền đỏ có tác dụng bổ máu không phải vì nước ép của nó có màu đỏ mà vì loại rau này rất giàu sắt, vitamin K, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, có thể tăng hàm lượng hemoglobin và cải thiện chức năng tạo máu.
Tuy tỷ lệ hấp thụ sắt trong thức ăn thực vật không cao nhưng đối với những người ăn chay, rau dền đỏ là thực phẩm bổ máu lý tưởng.
Thứ ba, hàm lượng canxi trong rau dền đỏ đạt 180 mg/100 g, cao gấp đôi so với rau dền thường, đồng thời chứa magie, kali, vitamin K và các chất dinh dưỡng khác giúp hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, rau dền đỏ còn mềm, rất thích hợp cho người già và trẻ em bổ sung canxi tự nhiên.
Thứ tư, hàm lượng vitamin A trong rau dền đỏ rất đáng kể, khoảng 352 microgam/100 gram, ngoài ra nó còn rất giàu caroten, chất này có thể chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể. Vì vậy, ăn rau dền đỏ cũng có thể đóng vai trò bảo vệ thị lực.
Thứ năm, thanh nhiệt giải độc. Y học cổ truyền cho rằng, rau dền có tính hơi lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mùa hè thời tiết nóng nực, cơ thể dễ nóng trong, lúc này ăn một ít rau dền đỏ có thể ngăn ngừa được hiện tượng này.
Thứ sáu, nhuận tràng. Rau dền đỏ rất giàu chất xơ, sau khi ăn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn, đẩy nhanh thời gian để các chất chuyển hóa và chất có hại đi qua ruột, từ đó giải độc, nhuận tràng, chống táo bón.
Tuy vậy, những người tỳ vị hư nhược, dạ dày không tốt, hay bị dị ứng không nên ăn rau dền đỏ. Bên cạnh đó cũng không nên ăn quá nhiều bởi rau dền đỏ có tính hàn, ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của lá lách và dạ dày, có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng.
Mời quý độc giả theo dõi video: Quét sạch bệnh tật bằng 8 loại rau củ