Vi khuẩn “ăn thịt người” còn được biết đến với tên khoa học là Aeromonas hydrophila dạng hình que, có 1 lớp lông quanh thân với kích thước chỉ từ 0,3 - 1 micromet, chiều ngang và dài từ 1 - 3 micromet. Vi khuẩn “ăn thịt người” sống chủ yếu trong môi trường ấm, nước bẩn và chất thải. Với “vũ khí” lợi hại là bộ răng sắc nhọn, vi khuẩn có thể huỷ hoại, ăn mòn tế bào chỉ trong 1 thời gian ngắn. Nhiều người buộc phải cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể mình do sự tấn công rầm rộ của chúng. Nhìn chung, vi khuẩn “ăn thịt người” không bỏ qua bất kì bộ phận nào trên cơ thể song nguy hiểm nhất là bộ phận sinh dục. Tại đây, chúng gây ra viêm mô tế bào, làm viêm các tổ chức da, gây hoại tử, eczema.Vi khuẩn “ăn thịt người” chủ yếu tấn công cơ thể người thông qua các vết thương như từ vết đốt của côn trùng, bỏng hoặc vết cắt trên da gây nhiễm trùng. Đặc biệt, những các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, cống rãnh, người nuôi tôm cá… dễ có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.
Khi nhiễm loại vi khuẩn này, trong vài giờ bệnh tiến triển, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như mô sưng, da đổi màu, phồng rộp kèm theo dịch nước, tiêu chảy và ói mửa. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu viêm có thể không rõ ràng do khuẩn đang ở sâu trong mô. Tuy vậy khi lộ thiên, nó làm da đổi màu và chuyển sang hoại tử. Tỷ lệ tử vong ghi nhận cao tới 73% nếu không được chữa trị hay trợ giúp y tế kịp thời. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, biện pháp phòng, chống vi khuẩn “ăn thịt người” tốt nhất là tránh tiếp xúc nước bẩn khi có vết thương, xây xát trên da. Trong khi đó, những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, người nuôi cá, tôm… nên trang bị phòng hộ phù hợp khi lao động. Nếu thấy cảm giác đau tại vết thương đang hoặc đã cải thiện qua 24 - 36 giờ nhưng sau đó đột ngột đau trở lại và có dấu hiệu da đỏ, sưng nề, cảm giác nóng khi chạm vào vết thương; trong người có các triệu chứng như sốt và gai rét, buồn nôn và nôn, tiêu chảy phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Vi khuẩn “ăn thịt người” còn được biết đến với tên khoa học là Aeromonas hydrophila dạng hình que, có 1 lớp lông quanh thân với kích thước chỉ từ 0,3 - 1 micromet, chiều ngang và dài từ 1 - 3 micromet. Vi khuẩn “ăn thịt người” sống chủ yếu trong môi trường ấm, nước bẩn và chất thải.
Với “vũ khí” lợi hại là bộ răng sắc nhọn, vi khuẩn có thể huỷ hoại, ăn mòn tế bào chỉ trong 1 thời gian ngắn. Nhiều người buộc phải cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể mình do sự tấn công rầm rộ của chúng.
Nhìn chung, vi khuẩn “ăn thịt người” không bỏ qua bất kì bộ phận nào trên cơ thể song nguy hiểm nhất là bộ phận sinh dục. Tại đây, chúng gây ra viêm mô tế bào, làm viêm các tổ chức da, gây hoại tử, eczema.
Vi khuẩn “ăn thịt người” chủ yếu tấn công cơ thể người thông qua các vết thương như từ vết đốt của côn trùng, bỏng hoặc vết cắt trên da gây nhiễm trùng. Đặc biệt, những các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, cống rãnh, người nuôi tôm cá… dễ có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.
Khi nhiễm loại vi khuẩn này, trong vài giờ bệnh tiến triển, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như mô sưng, da đổi màu, phồng rộp kèm theo dịch nước, tiêu chảy và ói mửa. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu viêm có thể không rõ ràng do khuẩn đang ở sâu trong mô. Tuy vậy khi lộ thiên, nó làm da đổi màu và chuyển sang hoại tử. Tỷ lệ tử vong ghi nhận cao tới 73% nếu không được chữa trị hay trợ giúp y tế kịp thời.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, biện pháp phòng, chống vi khuẩn “ăn thịt người” tốt nhất là tránh tiếp xúc nước bẩn khi có vết thương, xây xát trên da.
Trong khi đó, những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, người nuôi cá, tôm… nên trang bị phòng hộ phù hợp khi lao động.
Nếu thấy cảm giác đau tại vết thương đang hoặc đã cải thiện qua 24 - 36 giờ nhưng sau đó đột ngột đau trở lại và có dấu hiệu da đỏ, sưng nề, cảm giác nóng khi chạm vào vết thương; trong người có các triệu chứng như sốt và gai rét, buồn nôn và nôn, tiêu chảy phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.