Bệnh nhiệt thán (còn được biết với tên gọi bệnh than) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính từ gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn, dê). Vi khuẩn có thể lây lan qua con đường tiếp xúc với đất, nước nhiễm khuẩn, quá trình giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh. Khi tấn công người, vi khuẩn than có thể gây nên các biểu hiện như sốt cao, chán ăn, khó thở, xuất huyết ở các lỗ tự nhiên, máu màu đen không đông, lách sưng to, mềm. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, mất nước, mất máu, thủng ruột... tỷ lệ tử vong cao. Nhìn chung khi tấn công, bệnh than có khả năng gây thiệt hại lớn. Gần đây nhất, từ 17/9 - 9/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ghi nhận 9 trường hợp mắc than thể da tại xã Niêm Tòng, Mèo Vạc, Hà Giang. Cả 9 bệnh nhân từng sử dụng thực phẩm từ gia súc mắc bệnh đã chết. Khi nhập viện bệnh nhân có triệu chứng sốt, sưng nóng tại nơi nổi mụn, loét chảy dịch vàng. Đây không phải trường hợp mắc than đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận. Năm 2011, bệnh từng “hỏi thăm” 76 trường hợp ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Trước đó, năm 2009, bệnh tấn công 16 đối tượng. Đến năm 2010, khoảng 56 bệnh nhân hai tỉnh này được ghi nhận không may nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia, nếu không xử lý ổ dịch triệt để, bệnh than sẽ “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng xuất hiện do mầm bệnh có thể tồn tại hàng chục năm trong môi trường. Không chỉ tại Việt Nam, thế giới không ít lần hoang mang về sự tàn phá của căn bệnh. Cụ thể, thảm họa bệnh than từng lan tràn tại vùng Sverdlovsk, Ukraine năm 1979. Thời điểm đó, do không đủ cơ số vắc xin cần thiết nên nhiều quân nhân không được tiêm chủng phòng ngừa kịp thời. Việc bệnh than lan tràn gây ra cái chết cho gần 100 người. Trong lịch sử, bệnh than đã từng gây ra đại dịch chết chóc kinh hoàng hồi thế kỷ 14. Nạn dịch này khi đó khiến dân số châu Âu giảm một lượng lớn.
Bệnh nhiệt thán (còn được biết với tên gọi bệnh than) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính từ gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn, dê). Vi khuẩn có thể lây lan qua con đường tiếp xúc với đất, nước nhiễm khuẩn, quá trình giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh.
Khi tấn công người, vi khuẩn than có thể gây nên các biểu hiện như sốt cao, chán ăn, khó thở, xuất huyết ở các lỗ tự nhiên, máu màu đen không đông, lách sưng to, mềm. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, mất nước, mất máu, thủng ruột... tỷ lệ tử vong cao.
Nhìn chung khi tấn công, bệnh than có khả năng gây thiệt hại lớn. Gần đây nhất, từ 17/9 - 9/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ghi nhận 9 trường hợp mắc than thể da tại xã Niêm Tòng, Mèo Vạc, Hà Giang.
Cả 9 bệnh nhân từng sử dụng thực phẩm từ gia súc mắc bệnh đã chết. Khi nhập viện bệnh nhân có triệu chứng sốt, sưng nóng tại nơi nổi mụn, loét chảy dịch vàng.
Đây không phải trường hợp mắc than đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận. Năm 2011, bệnh từng “hỏi thăm” 76 trường hợp ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Trước đó, năm 2009, bệnh tấn công 16 đối tượng. Đến năm 2010, khoảng 56 bệnh nhân hai tỉnh này được ghi nhận không may nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia, nếu không xử lý ổ dịch triệt để, bệnh than sẽ “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng xuất hiện do mầm bệnh có thể tồn tại hàng chục năm trong môi trường.
Không chỉ tại Việt Nam, thế giới không ít lần hoang mang về sự tàn phá của căn bệnh. Cụ thể, thảm họa bệnh than từng lan tràn tại vùng Sverdlovsk, Ukraine năm 1979. Thời điểm đó, do không đủ cơ số vắc xin cần thiết nên nhiều quân nhân không được tiêm chủng phòng ngừa kịp thời. Việc bệnh than lan tràn gây ra cái chết cho gần 100 người.
Trong lịch sử, bệnh than đã từng gây ra đại dịch chết chóc kinh hoàng hồi thế kỷ 14. Nạn dịch này khi đó khiến dân số châu Âu giảm một lượng lớn.