1. Gối cao đầu. Việc nâng cao đầu khi ngủ sẽ giúp các xoang mũi được thông thoáng suốt cả đêm. Bạn có thể sử dụng hai chiếc gối chồng lên nhau hoặc thử đặt một chiếc chăn mỏng dưới gối sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường. Nếu trong nhà không sẵn nhiều gối, bạn nên lấy một vài cuốn sách để nâng cao vị trí đầu. Song cần lưu ý đặt chúng xuống dưới gối để tránh bị đau do tiếp xúc với bề mặt cứng thời gian dài.
2 - Làm sạch không khí trong nhà. Dị ứng do ô nhiễm không khí từ vật nuôi, bụi bẩn cũng là một nguyên nhân dễ mắc chứng nghẹt mũi. Bạn nên cân nhắc sử dụng máy lọc chuyên dụng để làm sạch và đặt máy phun hơi nước nhằm đảm bảo không khí đủ độ ẩm.
3. Sử dụng cao dán trị nghẹt mũi. Thông thường loại cao dán này được thiết kế mềm mại, có khả năng kết dính để bám chắc quanh mũi, giúp bạn có được cảm giác thông thoáng và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Khi mua, bạn cần lưu ý lựa chọn loại có kích cỡ phù hợp nhất để tránh lãng phí.
4. Xịt mũi trước khi đi ngủ. Các dạng thuốc xịt có tác dụng rất tốt trong việc làm thông mũi. Nhằm đạt hiệu quả cao, bạn nên hắt hơi một vài lần để đẩy dịch nhờn ra trước khi sử dụng thuốc; giúp nước rửa có thể đi sâu vào khoang mũi và làm sạch chúng. Bạn cũng không nên hắt hơi ngay sau khi vừa nhỏ thuốc bởi nó sẽ khiến dung dịch đi theo chất nhầy ra khỏi hốc mũi.
Thực tế, tránh lạm dụng thuốc nhỏ mũi bởi nếu sử dụng chúng quá nhiều có thể gây tổn hại đến niêm mạc mũi. Tốt nhất, nên sử dụng bình xịt muối sinh lý để làm ẩm và làm sạch.
5. Chườm khăn nóng lên tai: Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10 đến 15 phút để chứng nghẹt mũi dịu bớt. Nguyên nhân là ở tai chứa nhiều dây thần kinh có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
6. Giúp mũi thư giãn. Trong trường hợp không thể chợp mắt vì chứng nghẹt mũi khó chịu, bạn nên nghĩ đến các phương pháp giúp bộ phận này thư giãn như ăn một chút đồ nóng, cay. Ngoài ra, bạn có thể ngửi hành hoặc tinh dầu bạc hà để thấy thoải mái hơn.
1. Gối cao đầu. Việc nâng cao đầu khi ngủ sẽ giúp các xoang mũi được thông thoáng suốt cả đêm. Bạn có thể sử dụng hai chiếc gối chồng lên nhau hoặc thử đặt một chiếc chăn mỏng dưới gối sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường. Nếu trong nhà không sẵn nhiều gối, bạn nên lấy một vài cuốn sách để nâng cao vị trí đầu. Song cần lưu ý đặt chúng xuống dưới gối để tránh bị đau do tiếp xúc với bề mặt cứng thời gian dài.
2 - Làm sạch không khí trong nhà. Dị ứng do ô nhiễm không khí từ vật nuôi, bụi bẩn cũng là một nguyên nhân dễ mắc chứng nghẹt mũi. Bạn nên cân nhắc sử dụng máy lọc chuyên dụng để làm sạch và đặt máy phun hơi nước nhằm đảm bảo không khí đủ độ ẩm.
3. Sử dụng cao dán trị nghẹt mũi. Thông thường loại cao dán này được thiết kế mềm mại, có khả năng kết dính để bám chắc quanh mũi, giúp bạn có được cảm giác thông thoáng và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Khi mua, bạn cần lưu ý lựa chọn loại có kích cỡ phù hợp nhất để tránh lãng phí.
4. Xịt mũi trước khi đi ngủ. Các dạng thuốc xịt có tác dụng rất tốt trong việc làm thông mũi. Nhằm đạt hiệu quả cao, bạn nên hắt hơi một vài lần để đẩy dịch nhờn ra trước khi sử dụng thuốc; giúp nước rửa có thể đi sâu vào khoang mũi và làm sạch chúng. Bạn cũng không nên hắt hơi ngay sau khi vừa nhỏ thuốc bởi nó sẽ khiến dung dịch đi theo chất nhầy ra khỏi hốc mũi.
Thực tế, tránh lạm dụng thuốc nhỏ mũi bởi nếu sử dụng chúng quá nhiều có thể gây tổn hại đến niêm mạc mũi. Tốt nhất, nên sử dụng bình xịt muối sinh lý để làm ẩm và làm sạch.
5. Chườm khăn nóng lên tai: Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10 đến 15 phút để chứng nghẹt mũi dịu bớt. Nguyên nhân là ở tai chứa nhiều dây thần kinh có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
6. Giúp mũi thư giãn. Trong trường hợp không thể chợp mắt vì chứng nghẹt mũi khó chịu, bạn nên nghĩ đến các phương pháp giúp bộ phận này thư giãn như ăn một chút đồ nóng, cay. Ngoài ra, bạn có thể ngửi hành hoặc tinh dầu bạc hà để thấy thoải mái hơn.