Nấm là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp chất béo, cholesterol có lợi, gluten, chất xơ, vitamin nhóm B, các enzyme quan trọngprotein, các chất hữu cơ và nhiều khoáng chất ... Bên cạnh đó, công dụng của nấm còn được ghi nhận với nhiều tác dụng dược lý. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Kháng ung thư và kháng virus: Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều loại nấm ăn giúp kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus. Tốt cho tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Giải độc và bảo vệ tế bào gan: nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm bạch linh và trư thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính. Kiện tỳ dưỡng vị: Nấm đầu khỉ có khả năng lợi tạng phủ, trợ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng. Hạ đường máu và chống chất phóng xạ: Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ. Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa: Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ gốc tự do, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.Thế giới nấm có gần 7 vạn loài nấm nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn được hoặc làm thuốc. Điển hình nhất là các loại nấm hương (nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm..., được mệnh danh là “vua của các loại rau”)Nấm rơm, còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô...Nấm mỡ, còn gọi là nhục tẩm, bạch ma cô, dương ma cô...Ngân nhĩ, còn gọi là mộc nhĩ trắng, bạch mộc nhĩ, nấm bạc, bạch nhĩ tử...Mộc nhĩ đen hay là vân nhĩ, thụ kê, mộc nhu, mộc khuẩn...
Nấm là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp chất béo, cholesterol có lợi, gluten, chất xơ, vitamin nhóm B, các enzyme quan trọngprotein, các chất hữu cơ và nhiều khoáng chất ... Bên cạnh đó, công dụng của nấm còn được ghi nhận với nhiều tác dụng dược lý.
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.
Kháng ung thư và kháng virus: Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều loại nấm ăn giúp kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Tốt cho tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan: nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm bạch linh và trư thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.
Kiện tỳ dưỡng vị: Nấm đầu khỉ có khả năng lợi tạng phủ, trợ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng.
Hạ đường máu và chống chất phóng xạ: Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.
Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa: Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ gốc tự do, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Thế giới nấm có gần 7 vạn loài nấm nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn được hoặc làm thuốc. Điển hình nhất là các loại nấm hương (nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm..., được mệnh danh là “vua của các loại rau”)
Nấm rơm, còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô...
Nấm mỡ, còn gọi là nhục tẩm, bạch ma cô, dương ma cô...
Ngân nhĩ, còn gọi là mộc nhĩ trắng, bạch mộc nhĩ, nấm bạc, bạch nhĩ tử...
Mộc nhĩ đen hay là vân nhĩ, thụ kê, mộc nhu, mộc khuẩn...