Táo. Sở hữu màu sắc rực rỡ, có thể bảo quản lâu cùng hương vị thơm ngon nên táo là một trong những lựa chọn hàng đầu cho mâm ngũ quả ngày Tết. Khi ăn, cần thận trọng với phần hạt chứa xyanua trong lõi. Theo các chuyên gia, xyanua được xem là chất kịch độc, gây chết người dù chỉ liều lượng thấp.
Khoai tây. Bình thường, khoai tây không gây hại song nếu ăn phải lá, thân hoặc mầm chứa nhiều glycoalkaloids dễ gây tình trạng chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê và tử vong. Chính vì vậy, nên tìm cách bảo quản khoai nơi thoáng mát, loại bỏ những củ khoai màu xanh, có dấu hiệu mọc mầm.
Hạnh nhân. Hạnh nhân có hai loại là ngọt và đắng. Nếu như hạnh nhân ngọt không tiềm ẩn mối nguy sức khỏe thì hạnh nhân đắng chứa lượng lớn hydrogen cyanide độc hại. Chỉ cần dùng nhầm 7 – 10 hạt loại này cũng có thể cướp đi sinh mạng bạn.
Mật ong chưa tiệt trùng. Nhiều người thích thú với mật ong hoàn toàn tự nhiên mà không biết rằng, khi chưa được tiệt trùng, chúng có thể chứa grayanotoxin. Khi đi vào cơ thể, chỉ vài muỗng mật ong chứa grayanotoxin cũng dễ dàng gây hiện tượng chóng mặt, đổ mồ hồi, buồn nôn…
Cà chua. Cà chua là thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C, A và lycopeme tốt cho sức khỏe . Tuy nhiên ít ai biết, trong thân, lá và cà chua xanh chứa độc tố mang tên glycoalcaloid gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến cơ thể trở nên lo lắng và căng thẳng nếu nuốt phải.
Cá ngừ. Nhiều gia đình lựa chọn gỏi cá ngừ, sushi cá để giải ngán sau chuỗi ngày ăn lượng lớn đồ nhiều mỡ, chất béo. Tuy nhiên, cần đề cao cảnh giác với cá ngừ bởi chúng khá nhiều thủy ngân. Các chuyên gia từ FDA (Mỹ) từng khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào từ loại cá này.
Quả anh đào. Anh đào được dùng để chế biến thức ăn, làm rượu và thưởng thức sống. Tuy nhiên hạt của chúng chứa nhiều hidro xyanua - một chất cực độc, gây tổn thương hệ tiêu hóa. Lúc này, bệnh nhân dễ bị đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, lo lắng, hồi hộp, nôn mửa, tử vong.
Củ sắn. Sắn là nguồn cung cấp carbohydrates dồi dào. Tuy nhiên, cần chắc chắn chúng được rửa sạch, luộc kỹ. Bằng không, bạn có thể dễ dàng bị ngộ độc bởi chất xyanua.
Hạt điều thô. Hạt điều thô chứa urushiol – loại độc tố tương tự trong cây thường xuân, có thể gây tử vong nếu ăn nhiều. Vì vậy, chỉ mua và sử dụng hạt điều được hấp để loại bỏ độc tố. Tránh không ăn hạt điều thô chưa qua xử lý.
Lá đại hoàng. Bên cạnh công dụng chữa bệnh, lá đại hoàng giàu canxi và chất chống oxy hóa còn được dùng để làm bánh. Lưu ý, cần thận trọng khi chế biến lá đại hoàng bởi chúng chứa axit oxalic, gây sỏi thận. Chất độc tự nhiên trong lá mạnh đến mức chỉ cần tiêu thụ khoảng gần 5kg có thể gây tử vong.
Ớt. Ớt chứa nhiều capsaicin. Khi ăn lượng vừa phải, capsaicin mang lại tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh, đồng thời giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu thưởng thức quá nhiều dễ gây tăng huyết áp, tổn thương thần kinh, dạ dày, viêm da, viêm gan…
Táo. Sở hữu màu sắc rực rỡ, có thể bảo quản lâu cùng hương vị thơm ngon nên táo là một trong những lựa chọn hàng đầu cho mâm ngũ quả ngày Tết. Khi ăn, cần thận trọng với phần hạt chứa xyanua trong lõi. Theo các chuyên gia, xyanua được xem là chất kịch độc, gây chết người dù chỉ liều lượng thấp.
Khoai tây. Bình thường, khoai tây không gây hại song nếu ăn phải lá, thân hoặc mầm chứa nhiều glycoalkaloids dễ gây tình trạng chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê và tử vong. Chính vì vậy, nên tìm cách bảo quản khoai nơi thoáng mát, loại bỏ những củ khoai màu xanh, có dấu hiệu mọc mầm.
Hạnh nhân. Hạnh nhân có hai loại là ngọt và đắng. Nếu như hạnh nhân ngọt không tiềm ẩn mối nguy sức khỏe thì hạnh nhân đắng chứa lượng lớn hydrogen cyanide độc hại. Chỉ cần dùng nhầm 7 – 10 hạt loại này cũng có thể cướp đi sinh mạng bạn.
Mật ong chưa tiệt trùng. Nhiều người thích thú với mật ong hoàn toàn tự nhiên mà không biết rằng, khi chưa được tiệt trùng, chúng có thể chứa grayanotoxin. Khi đi vào cơ thể, chỉ vài muỗng mật ong chứa grayanotoxin cũng dễ dàng gây hiện tượng chóng mặt, đổ mồ hồi, buồn nôn…
Cà chua. Cà chua là thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C, A và lycopeme tốt cho sức khỏe . Tuy nhiên ít ai biết, trong thân, lá và cà chua xanh chứa độc tố mang tên glycoalcaloid gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến cơ thể trở nên lo lắng và căng thẳng nếu nuốt phải.
Cá ngừ. Nhiều gia đình lựa chọn gỏi cá ngừ, sushi cá để giải ngán sau chuỗi ngày ăn lượng lớn đồ nhiều mỡ, chất béo. Tuy nhiên, cần đề cao cảnh giác với cá ngừ bởi chúng khá nhiều thủy ngân. Các chuyên gia từ FDA (Mỹ) từng khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào từ loại cá này.
Quả anh đào. Anh đào được dùng để chế biến thức ăn, làm rượu và thưởng thức sống. Tuy nhiên hạt của chúng chứa nhiều hidro xyanua - một chất cực độc, gây tổn thương hệ tiêu hóa. Lúc này, bệnh nhân dễ bị đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, lo lắng, hồi hộp, nôn mửa, tử vong.
Củ sắn. Sắn là nguồn cung cấp carbohydrates dồi dào. Tuy nhiên, cần chắc chắn chúng được rửa sạch, luộc kỹ. Bằng không, bạn có thể dễ dàng bị ngộ độc bởi chất xyanua.
Hạt điều thô. Hạt điều thô chứa urushiol – loại độc tố tương tự trong cây thường xuân, có thể gây tử vong nếu ăn nhiều. Vì vậy, chỉ mua và sử dụng hạt điều được hấp để loại bỏ độc tố. Tránh không ăn hạt điều thô chưa qua xử lý.
Lá đại hoàng. Bên cạnh công dụng chữa bệnh, lá đại hoàng giàu canxi và chất chống oxy hóa còn được dùng để làm bánh. Lưu ý, cần thận trọng khi chế biến lá đại hoàng bởi chúng chứa axit oxalic, gây sỏi thận. Chất độc tự nhiên trong lá mạnh đến mức chỉ cần tiêu thụ khoảng gần 5kg có thể gây tử vong.
Ớt. Ớt chứa nhiều capsaicin. Khi ăn lượng vừa phải, capsaicin mang lại tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh, đồng thời giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu thưởng thức quá nhiều dễ gây tăng huyết áp, tổn thương thần kinh, dạ dày, viêm da, viêm gan…