Lưu ý cần thiết nhất khi bị tấn công bởi vật nhọn, kim tiêm nghi “dính” HIV là tuyệt đối không được nặn máu ở khu vực này. Việc nắn bóp vết đâm không có tác dụng đẩy vi rút HIV ra khỏi cơ thể mà khiến vết thương dễ sưng tím, tạo cơ hội cho vi rút HIV thâm nhập dễ hơn. Thay vào đó, bạn nên tiến hành sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách bình tĩnh, lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể, rửa vết thương dưới vòi nước lạnh chừng 5-10 phút để làm sạch vết thương, hạn chế vi rút thâm nhập vào sâu bên trong. Nếu có điều kiện, bạn cũng nên tận dụng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự tấn công của vi rút HIV, lau khô rồi băng lại bằng bông, gạc y tế. Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút rồi nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Trường hợp nghi ngờ lây nhiễm HIV, bạn có thể được các bác sĩ cho sử dụng PEP. Ở đó, PEP là thuốc kháng vi rút HIV nhằm ngăn chặn nguy cơ nhân lên, lan tràn HIV trong cơ thể. PEP phải bắt đầu sớm trong vòng 3 ngày (72 giờ) sau khi phơi nhiễm, càng sớm hiệu quả càng cao. Bên cạnh việc đề phòng nhiễm HIV, bạn cũng cần dự phòng trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C, tiêm phòng uốn ván. Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm các loại vi rút này khá cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%. Chưa kết thúc ở đó, trường hợp được bác sĩ chỉ định, bạn cần tiếp tục uống uống thuốc kháng vi rút ARV đủ 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không.
Lưu ý cần thiết nhất khi bị tấn công bởi vật nhọn, kim tiêm nghi “dính” HIV là tuyệt đối không được nặn máu ở khu vực này. Việc nắn bóp vết đâm không có tác dụng đẩy vi rút HIV ra khỏi cơ thể mà khiến vết thương dễ sưng tím, tạo cơ hội cho vi rút HIV thâm nhập dễ hơn.
Thay vào đó, bạn nên tiến hành sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách bình tĩnh, lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể, rửa vết thương dưới vòi nước lạnh chừng 5-10 phút để làm sạch vết thương, hạn chế vi rút thâm nhập vào sâu bên trong.
Nếu có điều kiện, bạn cũng nên tận dụng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự tấn công của vi rút HIV, lau khô rồi băng lại bằng bông, gạc y tế.
Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút rồi nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Trường hợp nghi ngờ lây nhiễm HIV, bạn có thể được các bác sĩ cho sử dụng PEP. Ở đó, PEP là thuốc kháng vi rút HIV nhằm ngăn chặn nguy cơ nhân lên, lan tràn HIV trong cơ thể. PEP phải bắt đầu sớm trong vòng 3 ngày (72 giờ) sau khi phơi nhiễm, càng sớm hiệu quả càng cao.
Bên cạnh việc đề phòng nhiễm HIV, bạn cũng cần dự phòng trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C, tiêm phòng uốn ván. Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm các loại vi rút này khá cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%.
Chưa kết thúc ở đó, trường hợp được bác sĩ chỉ định, bạn cần tiếp tục uống uống thuốc kháng vi rút ARV đủ 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không.