Cháu Trần Minh Phúc (2,5 tuổi ở Hà Nội) rất thích được bố dốc ngược người cầm hai chân và quay. Một lần, sau khi đang chơi thì cháu khóc thét và kêu đau bụng. Sau đó bụng căng trướng, cháu bị nôn mửa... Gia đình cho đi cấp cứu thì phát hiện cháu bị lồng ruột mà nguyên nhân là do cách chơi "đu quay" của hai bố con.
|
Ảnh minh họa. |
Lời bàn: Vác lộn ngược là một tư thế rất dễ gây lồng ruột cho trẻ. Vì đây là tư thế dễ gây ra xoắn ruột, thoát vị ruột từ bụng lên ngực và có thể gây ra lồng ruột. Bởi bình thường, bụng phải ở dưới ngực và ruột phải nằm trong toàn bộ ổ bụng. Các quai ruột to sẽ làm theo hướng ở trên các quai ruột nhỏ.
Vì thế, chúng không thể lồng vào nhau. Nếu bế lộn ngược trẻ theo hướng đầu quay xuống, chân ở trên thì quai ruột nhỏ sẽ ở trên và lồng vào quai ruột lớn. Quai ruột nhỏ vốn dĩ rất di động và có thể chui vào bất cứ chỗ nào có vị trí trống. Cho nên nếu bế lộn ngược, có thể làm quai nhỏ lồng vào quai lớn và bệnh lồng ruột xảy ra. Vì vậy, tốt nhất là bế trẻ theo tư thế đứng thẳng, đầu ở trên và chân ở dưới. Tuyệt đối không bế theo tư thế lộn ngược, nhất là khi vừa mới ăn xong.